Trời ơi…teen ơi là teen!

Ngày trước bố mẹ chúng ta muốn tâm tình với người yêu thì phải le lưỡi dán tem và nằm chờ “sao lâu quá không thấy hồi âm”.
Bây giờ công nghệ hiện đại, ta chỉ cần nhắn 1 tin là gửi ngay trong 10s. Nhưng hiện đại lại hại điện…
Cười ra nước mắt
Tuổi trẻ chúng ta có ngữ ngôn ngữ cực “teen” để nhắn tin với nhau. VD: buồn là “bun”, không là “hk” hoặc “hem”, đi là “yk”, … Do đó khi người lớn đọc tin nhắn con nít lại xảy ra những chuyện cười ra nước mắt.
Thầy P. của lớp tui bận chuẩn bị cho kì cắm trại của lớp, danh sách nhân sự thầy đã phân công hết. Nhưng thiếu L., thầy gọi mãi không được, bèn nhắn tin hỏi L đến chưa.
Thầy nhận được tin nhắn như sau: “Chan we! E kon dang o truog. Ket we, chua yk dc”. Thầy dịch chữ được chữ mất như sau: “Em còn đang ở truồng. Kẹt quá, chưa ị được”.
Thầy giận tím cả mặt, lỗ tai gần như bốc khói, may mà nhờ các bạn đọc và giải thích rằng “Chán quá! Em còn đang ở trường. Kẹt quá*, chưa đi được”, thầy mới nguôi nguôi cơn bốc hoả.
Do nhiễm ngôn ngữ teen, các bạn cũng bê nguyên bộ từ điển teen của mình vào bài Văn, làm các thầy cô phải bao phen mệt mỏi để chấm bài.
Một bạn tên N viết: “Mị Nương vì bùn ck wé, nên đã nhảy sông tự tử”. Đọc muốn nổ mắt kính mà mãi không hiểu, cô V. dạy Văn lớp tui phải nhờ con gái dịch giúp.
Cô cho bài của N 4đ với lời phê “Dùng ngôn ngữ không thuộc phạm vi lãnh thổ Việt Nam”.
Nhắn tin không bỏ dấu cũng gây ra những hiểu nhầm khó đỡ. Tui sẽ trích 1 tin nhắn trên facebook để các bạn đọc và “tự sướng” nhé. Người đọc tự hiểu, tác giả không giải thích gì thêm...
 
Tin nhắn teen? Nên hay không?
Phải công nhận tuổi teen chúng ta rất sáng tạo về mặt ngôn từ. Sự sáng tạo ấy giúp chúng ta thể hiện được sự trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch của tuổi trẻ, thổi được cảm xúc rất thật vào những tin nhắn.
Với bạn bè chúng ta, những người đồng trang lứa, thì sự trẻ trung ấy giúp chúng ta gần gũi nhau hơn, thể hiện sự thân mật.
Nhưng với thầy cô hay những người lớn tuổi - người thuộc thời đại “dùng lưỡi dán tem”, chưa quen với tin nhắn - thì ngôn ngữ ấy làm cho họ khó chịu, thậm chí bị xem là khi dễ người nhận, coi thường ngôn ngữ dân tộc.
Do ngôn ngữ chúng ta chỉ tồn tại trong giới trẻ, không phổ biến trong xã hội do đó chúng ta nên biết cân nhắc chọn cách dùng từ ngữ, cách nhắn tin cho mọi người lớn. Nếu là chuyện quan trọng, một cuộc gọi có lẽ sẽ phù hợp hơn.
Ước gì một ngày nào đó, sẽ có một nhà xuất bản phát hành một quyển từ điển ghi chú lại hết tất cả sự sáng tạo ngôn từ của chúng ta để mọi người cùng hiểu nhỉ!
Đối với văn học, chúng ta tuyệt đối không được dùng ngôn ngữ viết tắt tiểu teen. Dùng Tiếng Việt chuẩn là một cách thể hiện sự tôn trọng người chấm và sự trân trọng, gọt giũa bài làm của mình. Điều đó giúp ta đạt được điểm cao trong kiểm tra.
Tất cả những việc trên sẽ không khó, nếu chúng ta chịu khó tinh ý một chút!

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

0 nhận xét:

Đăng nhận xét