Vì sao sinh viên ‘chê’ đại học ngoài công lập?

Hiện nay, tỷ lệ sinh viên các trường ngoài công lập giảm còn 12,7% so với số lượng sinh viên cả nước; tốc độ thành lập chỉ xấp xỉ 1,3% so với các trường công lập.
Sáng 26/9, Hội nghị tổng kết 20 năm phát triển mô hình giáo dục đại học ngoài công lập được tổ chức tại trường ĐH Thăng Long. Trong hội nghị này, các đại biểu đã thẳng thắn chỉ ra những khó khăn, yếu kém của hệ thống ngoài công lập.
Phát biểu tại hội nghị, GS.TS Trần Hồng Quân - Chủ tịch hiệp hộp các trường ĐH, CĐ ngoài công lập - cho biết hơn 20 năm qua đã có trên 80 ĐH, CĐ ngoài công lập ra đời, chiếm 1/5 tổng số trường và gần 1/7 sinh viên cả nước, trong khi nhà nước không tốn đồng nào củangân sách nhưng lại đào tạo được một nguồn nhân lực lớn phục vụ cho đất nước.
Tuy nhiên, con số này đang ngày càng giảm đi. Hiện nay, tỷ lệ sinh viên các trường ngoài công lập giảm còn 12,7% so với số lượng sinh viên cả nước; tốc độ thành lập chỉ xấp xỉ 1,3% so với các trường công lập.
Trong nội dung trả lời đại biểu quốc hội, Bộ trưởng GD - ĐT Phạm Vũ Luận cũng chỉ ra một thực thế nhiều trường đại học, cao đẳng ngoài công lập chỉ tuyển được chưa đến 100 sinh viên.
ĐH Hà Hoa Tiên là một trong những trường dân lập tỷ lệ tuyển sinh thấp... kỷ lục mặc dù cơ sở vật chất rất khang trang, hiện đại.

Nhiều trường chưa ra trường
Phát biểu tại hội nghị, Hiệu trưởng ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội - GS Trần Phương - thẳng thắn cho biết: “Có trường ở tỉnh Nam Định đặt vấn đề “mượn” giảng viên của ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội để mở ngành học nhằm qua mặt Bộ GD-ĐT. Lại có trường nổi phải “thuê” một giáo sư chuyên ngành hóa học làm hiệu trưởng dù trường hoàn toàn không đào tạo ngành này. Có trường còn “mượn” của sinh viên của trường khác để đào tạo!”.
Thực tế, một số trường vẫn để xảy ra mâu thuẫn về quyền lợi, nảy sinh mất đoàn kết. Một số trường, các nhà đầu tư tài chính thuần túy nắm quyền làm chủ hoàn toàn; các nhà giáo, nhà khoa học trở thành người làm thuê.
Bên cạnh đó, nhiều trường chưa quan tâm đúng mức đến xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên, chưa đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, chất lượng đào tạo còn hạn chế, chưa tạo được uy tín trong xã hội. Cá biệt, có một số trường, nội bộ mất đoàn kết kéo dài, làm mất môi trường sư phạm.
GS Trần Hồng Quân nhận định: “Sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển, các trường ĐH, CĐ ngoài công lập đã đóng góp đáng kể cho nền giáo dục nước nhà, cùng gánh một phần tải trọng với hệ thống trường công. Dù mang mới sứ mệnh to lớn là vậy, thế nhưng đến nay các trường này vẫn chưa được cơ quan quản lý quan tâm đúng mức, xã hội vui vẻ thừa nhận”.
Cơ chế nhiều bất cập
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng cho rằng khó khăn về vấn đề tuyển sinh và phát triển hệ thống đại học, cao đẳng ngoài công lập còn do nguyên nhân khách quan từ cơ chế, chính sách của Bộ GD - ĐT.
GS Trần Hữu Nghị, Hiệu trưởng ĐH Dân lập Hải Phòng, cho biết: “Bộ GD - ĐT “một cửa” nhưng… nhiều khóa. Chúng tôi chờ tự chủ, rồi chờ khảo sát, đánh giá rất lâu. Chưa bao giờ tôi có cảm giác càng làm càng khó như bây giờ. Trước đây, tất cả cùng xã hội hóa rất hưng phấn nhưng bây giờ chúng tôi như “dân phe phẩy” đi làm, chịu nhiều sức ép”.
GS Hoàng Xuân Sính, Chủ tịch HĐQT ĐH Dân lập Thăng Long, nhấn mạnh chính các quy chế quy định hoạt động và tổ chức các cơ sở giáo dục ngoài công lập cùng với mạng lưới các trường đại học hình thành trong 3 năm gần đây đã gây cản trở nhiều cho việc phát triển mô hình này.
Vị lãnh đạo này thắc mắc: “Theo Luật Giáo dục ĐH vừa có hiệu lực, HĐQT các trường ngoài công lập phải có thêm thành viên mới, đó là người đại diện cho chính quyền địa phương nơi trường đặt trụ sở. Theo Bộ trưởng GD - ĐT, người này có mặt trong HĐQT để trông nom tài sản chung của trường nhưng người này ở cấp nào, phường, quận hay tỉnh, thành, có am hiểu gì về giáo dục không?”.
Trước những bức xúc của đại diện các trường ngoài công lập, Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Bùi Văn Ga cho biết sắp tới đây, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, sau hội nghị tổng kết này, Bộ GD - ĐT sẽ trình Chính phủ cơ chế chính sách để tạo điều kiện phát triển cho các trường.
Tuy nhiên, ông Ga cũng cho rằng có ba vấn đề lớn của các trường ngoài công lập nên bàn thảo và đưa ra phương pháp xử lý tập trung, đó là cơ chế chính sách, vấn đề tuyển sinh và việc xác định chiến lược để phát triển bền vững. Khó khăn trước mắt và vấn đề lớn nhất của các trường ngoài công lập hiện nay là việc tuyển sinh. Bởi nếu không giải quyết được bài toán này sẽ rất khó khăn trong hoạt động.
Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, Bộ GD - ĐT đã lắng nghe ý kiến Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập và có điều chỉnh để số lượng thí sinh trên điểm sàn dồi dào hơn nhằm tạo nguồn tuyển cho các trường nhưng nhiều trường vẫn khó khăn. Điều đó cho thấy không phải vì vấn đề học phí mà vì chất lượng. Vì vậy, các trường cần phân tích cụ thể nguyên nhân xuất phát từ đâu.
Theo Tri Thức

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Bạn có hài lòng với cuộc sống?

Trước khi gặp cô bé vào chiều hôm nay, tôi đã mua sẵn cho mình 3 vỉ thuốc ngủ để tự tử.
Khi mọi người được hỏi rằng: “Bạn có thật sự hài lòng về cuộc sống của chính mình chưa?”, đa phần câu trả lời mà tôi nhận được là: “Chưa, tôi không thấy hài lòng, và không mãn nguyện với còn sống hiện tại chút nào. Tôi muốn giàu có hơn, thông minh hơn. Xinh đẹp hơn, bla bla, bla… hơn. Nhưng cũng đừng nên trách họ là tham lam bởi vì bản chất của con người vốn dĩ là luôn muốn những điều tốt nhất thuộc về mình. Còn một số ít câu trả lời còn lại là: “Có, tôi hài lòng với cuộc sống hiện tại này, đối với tôi như vầy là quá đủ, tôi không cần thêm gì nữa!”. Mong mọi người cũng đừng nên chê bai rằng họ không có chí tiến thủ, không biết vươn lên, chỉ biết sống “an phận thủ thường”. Bởi vì bạn đâu biết rằng họ đã phải trả qua những gì. Có lẽ họ từng bị mất những thứ mà họ yêu quý mà trước kia họ cho là những điều bình thường, đến khi mất rồi họ mới biết trân trọng.
Riêng đối với tôi thì câu trả lời chắc chắn là không hài lòng với cuộc sống mình đang có. Thậm chí tôi còn ghét cay ghét đắng cái cuộc sống hiện tại này. Phần lớn thời gian tôi đều dành ngồi than trách, đổ lỗi cho số phận, cho ông trời, cho cha mẹ. Trong đầu tôi lúc nào cũng đặt ra một dấu chấm hỏi lớn rằng tại sao tôi sinh ra là luôn thua kém mọi người, luôn thiết thòi về mọi mặt. Tôi luôn muốn mình trở nên xinh đẹp để mỗi nơi tôi đi qua mọi người đều phải ngước nhìn và tấm tắc khen ngợi tôi, tôi muốn mình thông minh, luôn đứng nhất trường, tôi muốn gia đình mình giàu có và tôi luôn được đối xử như một nàng tiểu thư. Tôi còn muốn cha mẹ tôi sang trọng hơn, là những người trí thức làm quan to, chức cao để bạn bè phải ngưỡng mộ. Nhưng những ước muốn vừa kể trên của tôi chẳng còn ý nghĩa gì và thậm chí là vô cùng tầm thường khi tôi gặp một cô bé.
Buổi chiều hôm đó, khi tôi đang lang thang trên đường, người mệt mỏi, bụng cồn cào đói vì cả ngày học ở trường, rồi lại phải học thêm. Tôi đang lê từng bước mệt nhọc và nặng nề ra bãi giữ xe thì chợt thấy một cô bé dáng người nhỏ nhắn tầm 7-8 tuổi, trong tay cầm một xấp vé số đang ngồi ôm mặt khóc ở vỉa hè. Xung quanh lúc này trời đã nhá nhem tối, đường phố cũng đã lên đèn, mọi người đông đúc, bận rộn, tiếng còi xe inh ỏi, nhưng không ai để ý đến cô bé. Những con gió lạnh như cắt da cắt thịt chợt ùa qua làm tôi dụng cả tóc gáy. Thế rồi tôi tiến lại gần em và hỏi:
- Nè nhỏ sao khóc vậy Mặc dù tôi đã biết câu trả lời rồi nhưng tôi vẫn cố hỏi, lạ thật. Nhỏ ngẩng đầu lên, giọng thiều thào:
 -Em bán không hết vé số, tối nay má con em phải nhịn đói nữa rồi!
- Thế mẹ em đâu mà để em bán một mình vậy? Tôi hỏi.
Cô bé đã thôi khóc nhưng vẫn còn thút thít kể:
- Hồi trước má và em cùng đi bán…hu..nhưng từ khi..hu...má bệnh chỉ còn em bán thôi..hức…Mọi người nói má bị bệnh  ết” gì đó nên ai cũng xa lánh và ghét má hu...hu...con em. Mấy bác trong xóm không cho các bạn chơi cùng với em..hức..…em buồn lắm chị ơi!
Nghe cô bé nói đến đây tôi đã hiểu, tội cho cô bé còn quá nhỏ và ngây thơ vẫn chưa hiểu hết những gì mọi người nói. Nhưng có khi như vậy vẫn còn tốt hơn.Tôi nói:
- Thôi ! đưa đây, chị mua hết cho!
Mắt cô bé phút chốc bừng sáng nhưng ngay lập tức khựng lại:
- Nhưng vé số chiều xổ hết rồi mà chị, chị mua vì tội nghiệp em phải hông?
Tôi bối rối không biết trả lời làm sao, liền chống chế:
- Ừ thì chị thích mua vé số để sưu tầm mà, đó là sở thích của chị đó nhóc!
Tôi nghĩ bụng viện lí do này không biết cô bé khó tin không ta. Bé con liền gặng hỏi tôi một lần nữa:
Thiệt hả chị?
Tôi gật đầu:
Ừ, thật mà thôi đưa vé số cho chị đi!
Khi bé con nhận được tiền từ tay tôi, nó vội cảm ơn rồi nhanh chóng mất hút vào con hẻm nhỏ trong khi tôi cứ đứng ngớ người ra. Chắc có lẽ khi các bạn đọc đến đây thì nghĩ rằng tôi đã làm một việc tốt là giúp đỡ cô bé. Nhưng không , các bạn đã lầm chính cô bé - thiên thần nhỏ ấy - đã giúp tôi thì đúng hơn. Thiên thần ấy đã cứu tôi khỏi cái chết. Bởi vì trước khi gặp cô bé vào chiều hôm nay, thì tôi đã mua sẵn cho mình 3 vỉ thuốc ngủ để tự tử. Tôi đã quá mệt mỏi, tuyệt vọng và chán chường với cuộc sống này. Tôi luôn cảm thấy có một điều gì đó luôn bất công với mình. Nhưng giờ đây tôi đã suy nghĩ khác. Có lẽ tôi không giàu có nhưng vẫn có một ngôi nhà để ở, để che nắng, che mưa. Tôi không được ăn sơn hào hải vị nhưng không đến nỗi phải nhịn đói. Tôi không xinh đẹp nhưng vẫn mừng thay vì mình còn lành lặn. Và một điều đặc biệt là tôi vẫn còn CÓ CHA MẸ luôn yêu thương, quan tâm và luôn bên tôi dù mọi người trên thế giới này có ghét bỏ, quay lưng đi với tôi. Tôi muốn hét lên rằng: TÔI YÊU SAO CUỘC ĐỜI NÀY QUÁ!
Tôi nhanh chóng đạp xe về nhà, nơi đó có cha mẹ tôi đang chờ cơm. Tôi đạp thật nhanh, đạp như chua từng đạp. Thường ngày tôi ghét chiếc xe cọc cạch và “cùi bắp”này lắm nhưng sao hôm nay tôi yêu quý nó biết bao. Cha mẹ ơi! Chờ con nhé, con đang về đây!
Bạn biết đấy, hài lòng hay không hài lòng với cuộc sống này đó là suy nghĩ và quyết định của chính bản thật bạn. Nhưng mong rằng các bạn hãy sống trọn vẹn từng ngày mà ta có được. Tin tôi đi, khi mọi thứ mà bạn xem thường ngày hôm nay đến khi nó mất rồi bạn mới biết nó quý giá và quan trọng biết nhường nào!

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Thất bại không có nghĩa là chấm hết!

Ai sống trên đời cũng mong muốn mình luôn luôn thành công trong mọi việc, nhưng đời không như mơ, ai cũng có lúc thất bại nhục nhã, ê trề! Có lúc tôi tưởng chừng như cả thế giới quay lại với tôi: bạn bè, gia đình, những người thân yêu của tôi. Đó là khi tôi bị trượt đại học.
Bạn biết không? Tôi đã từng học chuyên ba năm với những thành tích đáng nể: Đạt giải ba học sinh giỏi cấp tỉnh, giải nhất học sinh giỏi cấp quốc gia môn Địa nhưng phải chăng vì sự chủ quan của mình mà tôi đã đánh mất cơ hội bước vào cánh cửa đại học. Chính vì sự tự kiêu không đáng có mà tôi đã phải chấp nhận thất bại đầu đời của mình đó là không đỗ đại học.
Tôi đã từng là niềm hi vọng của gia đình, dòng họ nhưng giờ đây tôi đã làm họ thất vọng. Nỗi ân hận, sự dạy vò đã xâm chiếm lấy tâm hồn bé nhỏ ngây thơ của cô thiếu nữ 18 tuổi. Tôi đã khóc, khóc rất nhiều bởi dư luận xã hội, bởi sự soi mói của mọi người, Bố không quan tâm tôi, mẹ cũng lắc đầu chán nản.Tôi không dám bước chân ra khỏi nhà để đối mặt với mọi người. Tôi sợ. Lúc này chỉ còn mình tôi lạc lõng giữa đêm tối không người chia sẻ an ủi.

Nhưng chính vào lúc này tôi nhận ra một điều: mình phải tự cứu sống lấy chính bản thân mình, giúp mình thoát khỏi thất bại. Tôi kìm nén nước mắt, quên đi nỗi đau của cuộc đời mình để bước ra ánh sáng. Đó chính là thứ ánh sáng của hi vọng ước mơ hoài bão của bản thân. Tôi đã nguyện vọng sang trường khác, không phải trường mà tôi từng mơ ước.
 
Đây chính là thời điểm tôi khát khao, hi vọng cháy bỏng bởi nếu quyết tâm, thành công sẽ ở trong tầm tay bạn. Đối với những con người luôn cháy hết mình với hoài bão của mình thì không gì là không thể. Niềm tin sẽ thôi thúc bạn phấn đấu dù có khó khăn vì tuổi trẻ luôn tràn đầy sức sống.
 
Thất bại đó không thể đánh gục bản năng muốn được làm, cống hiến của bạn mà nó chỉ là thành công bị trì hoãn mà thôi. Bạn đừng bao giờ nói mình muốn gục ngã trước số phận khi bạn chưa cố gắng hết sức.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Nữ sinh Hà Thành duyên dáng

Nhiều gương mặt nổi bật tại vòng sơ khảo cuộc thi “Nữ sinh viên Việt Nam duyên dáng VMU 2013” tại Hà Nội.
Trong số đó, có không ít các thí sinh đã từng thi và đạt giải trong các cuộc thi Miss ở các trường đại học.
Đáng chú ý là thí sinh Phạm Thùy Dương (SBD 207), sinh viên năm 4 Đại học Kinh tế Quốc dân, từng đạt giải Á khôi 1 trong cuộc thi Imiss Thăng Long năm 2012 đã được đặc cách vào thẳng vòng bán kết khu vực miền Bắc. Bạn Phạm Thùy Dương chia sẻ: “Đây là cuộc thi có quy mô lớn nên em rất háo hức vì em sẽ có cơ hội gặp gỡ, giao lưu với nhiều bạn và khẳng định mình trong sân chơi lớn hơn. Tuy nhiên, các bạn tham dự lần này ai trông cũng rất xinh xắn và tài năng, mặc dù vậy mỗi người đều có thế mạnh riêng của mình nên em sẽ cố gắng hết sức để có thể cùng các bạn tạo nên một sân chơi ý nghĩa dành cho sinh viên”.
Đến với cuộc thi, Phạm Thùy Dương hy vọng mình sẽ lọt vào top 3, được tham gia chuyến đi ra thăm Trường Sa vào năm 2014 do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức.
Bên cạnh Thùy Dương, một số gương mặt quen thuộc khác từng thi và đạt giải trong các cuộc thi Miss ởcác trường đại học cũng đã tham gia vòng sơ khảo “Nữ sinh viên Việt Nam duyên dáng VMU 2013” tại Hà Nội như:
Thí sinh Phùng Thị Hồng Châm (SBD 62) sinh viên trường Đại học Đại Nam từng đạt giải Á khôi trong cuộc thi Miss Đại Nam năm 2012.
Phùng Thị Hồng Châm
Thí sinh Vũ Thị Ngân (SBD 68) sinh viên trường đại học Tài chính- Quản trị kinh doanh Hưng Yên từng đạt Hoa khôi trong cuộc Miss Tài chính- Quản trị kinh doanh Hưng Yên.
Vũ Thị Ngân
Thí sinh Nguyễn Thị Hằng (SBD 209) sinh viên Học viện Ngân Hàng từng đạt giải nhất trong cuộc thi Miss and Mrs Học viện Ngân Hàng năm 2013.
Nguyễn Thị Hằng
Thí sinh Nguyễn Thu Thủy (SBD 167) sinh viên trường đại học Công Đoàn từng đạt giải Miss ảnh trong cuộc thi Miss Công đoàn năm 2012.
Nguyễn Thu Thủy
Cùng xem thêm hình ảnh một số thí sinh khác tại vòng sơ khảo “Nữ sinh viên Việt Nam duyên dáng 2013” tại Hà Nội :

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Thành quả của ước mơ

Làm việc trong một môi trường hoàn toàn xa lạ, với những con người của một nền văn hóa, xã hội và thói quen sinh hoạt khác với Yến Nhi lại là một trải nghiệm có giá trị lưu giữ suốt đời.
Cô nàng SV ĐH Ngoại thương học giỏi hào hứng kể: khi nhận được email thông báo trúng tuyển cho vị trí thực tập ở phòng Sale và Marketing của tập đoàn SCG Thái Lan bạn vô cùng sung sướng pha lẫn hồi hộp.
"Mặc dù tôi cảm thấy khá tự tin khi trả lời phỏng vấn, nhưng khi biết mình sẽ phải chuẩn bị vali cho một chuyến hành trình 4 tuần sang Thái Lan, tôi vô cùng sửng sốt.
Đây không phải là lần đầu tiên tôi tới Thái Lan, nhưng phải ở lâu và làm việc trong một môi trường hoàn toàn xa lạ, với những con người của một nền văn hóa, của một xã hội với những thói quen sinh hoạt khác lại là một trải nghiệm có giá trị lưu giữ suốt đời.
Tác giả (bìa phải) cùng các bạn Việt Nam tại Thái Lan

Mãi khi đã chính thức đặt chân lên máy bay, sự hồi hộp và xao động trong tôi mới chững lại đôi chút, nhường chỗ cho một cảm giác khác, cảm giác háo hức được học hỏi và thử thách bản thân.
Tôi còn nhớ ngày làm việc đầu tiên, sự chuyên nghiệp và niềm đam mê của các anh chị phòng Sale và Marketing của công ty SCG đã làm tôi choáng ngợp.
Cứ nhìn ánh mắt của họ khi nói về marketing, bạn có thể nhận ra rằng được làm những gì mình thích và yêu thích những gì mình làm thật ra không khác nhau cho lắm: chúng đều sẽ dẫn đến những kết quả tốt và một sự nghiệp tích cực.
Tôi nghĩ chỉ cần được làm việc trong một môi trường với những con người như vậy đã là một may mắn lớn.
Áp lực không chỉ đến từ công việc, mà chúng ập đến từ nhiều phương diện khác nhau, cấp trên quan tậm càng cao thì tôi tự nhủ mình càng phải cần nỗ lực nhiều hơn.
Không chỉ thế, làm việc trong một môi trường thực tế và chuyên nghiệp ngay khi vẫn đang còn ở trên ghế nhà trường quả là một thách thức lớn với tôi, từ email tới một cuộc điện thoại đều có “bí kíp” nhất định.
Nhiều khi thấy quá nhiều thứ phải học cũng làm cho mình xì-trét. Những lúc đó, vì không muốn để gia đình lo lắng, tôi phải gọi điện cho một chị bạn đang làm việc ở Singapore để hỏi han từ văn hóa ứng xử cấp trên cấp dưới, ứng xử với đồng nghiệp đến những kinh nghiệm làm việc ở môi trường quốc tế, đôi khi cũng chỉ để được nghe chị ấy an ủi phần nào, tôi mới tĩnh tâm làm tiếp được.
Yến Nhi (áo trắng) cùng các đồng nghiệp Thái Lan
Giờ đây, tôi mới nhận ra rang thật ra việc được đi thực tập ở môi trường quốc tế không phải chỉ phụ thuộc vào vận may.
Trước tiên mình phải có 1 ước muốn được "vươn ra biển lớn", được giao lưu và học hỏi. Từ đó xây dựng profile từ từ, từ những hoạt động giao lưu, hỏi học mà mình thực hiện.
Phải chuẩn bị vốn tiếng Anh cần thiết và phải luôn đi kèm với thực hành. Cuối cùng là phải nhạy bén với thông tin, chủ động tìm kiếm và nắm bắt các cơ hội.
Và như tôi nói, tất cả là thành quả của ước mơ. SCG đã cho tôi một cơ hội tuyệt vời để thực hiện ước mơ của mình, tôi sẽ cố gắng trân trọng nó.

Hy vọng các bạn cũng sẽ tìm kiếm được những cơ hội như vậy cho bản thân mình

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

“Né” họp lớp, vì sao?

Lên đại học, rất nhiều bạn vẫn còn giữ liên lạc với bạn bè cấp 3 qua mạng. Tuy nhiên, khi kêu gọi họp lớp, không phải ai cũng có mặt.
 Việc họp lớp “rơi rụng” dần theo từng năm, mọi người đến lác đác, nhiều bạn từ chối họp lớp chỉ với lí do duy nhất: “Bận”. Thực tế, họ có những “nỗi lòng” rất riêng, điển hình là…
 
Biểu hiện
Trường hợp điển hình
Chia sẻ
Mặc cảm bản thân: Không tự tin về ngoại hình của mình. Nhiều bạn sau khi lên đại học thường mập hơn, ốm hơn, nổi nhiều mụn hơn…, nhìn chung là “kém sắc” hơn trước. Có bạn sau bao năm vẫn chưa tìm được trường đại học ưng ý, chưa làm được việc gì lớn lao, điều kiện khó khăn…
“Khi đi họp lớp, trong khi ai cũng có chuyện để kể về bản thân thì mình hoàn toàn mờ nhạt. Bạn bè đều đậu đại học, mình chỉ học cao đẳng. Bạn bè sau khi trở thành sinh viên đa số đều “đổi đời”, xinh đẹp hơn, lung linh hơn, riêng mình càng ngày càng “xuống cấp”. Mình cảm thấy thiếu tự tin khi gặp lại bạn bè cũ” – Thu Ngân (sinh viên năm 2 trường CĐ Kinh Tế).
Không phải bất kì ai cũng quan tâm đến gia cảnh và thông tin cá nhân của bạn. Có thể họ chỉ “hỏi cho biết” khi họp lớp, rồi mau chóng quên đi. Điều quan trọng là tương lai bạn có cố gắng hay không, còn hiện tại bạn ra sao, chẳng ai có đủ thời gian để quan sát, bình luận.
Không tìm được sự gắn kết với lớp: Lên cấp 3, không phải bạn nào cũng có thể hòa đồng với mọi thành viên trong lớp. Có bạn chỉ lo học, có bạn “ẩn mình”, có bạn sống khép kín… Khi họp lớp, họ không có bất kì bạn bè thân nào. Khi họ lên đại học, gần như họ cắt đứt mọi mối liên hệ từ thời cấp 3.
“Hồi cấp 3 mình như…người vô hình. Ngồi ở bàn cuối trong lớp, chẳng bao giờ thầy cô chú ý tới, thành tích học tập làng nhàng. Có vài bạn trong lớp mình chưa nói chuyện lần nào, dù học chung 3 năm. Vậy thì lí do gì mình phải họp lớp, khi lên đó mình cũng chẳng biết trò chuyện cùng ai?” – Thủy Tiên (sinh viên năm 1 ĐH Hồng Bàng)
Đây có thể là lí do chính đáng để bạn tránh mặt bạn bè vào buổi họp lớp định kì hàng năm. Tuy nhiên, với những dịp quan trọng (chẳng hạn như thăm thầy cô bị ốm, bạn bè có người thân qua đời…), nếu không đi được cũng
Những mâu thuẫn khó nói: Trong lớp họ từng không được lòng bạn bè chỉ vì hơi “nổi loạn”, từng có xích mích với ban cán sự, hay đơn giản là không muốn gặp lại “người yêu cũ”
“Khi mình và cô ấy còn yêu nhau từ thời cấp 3, nhiều bạn trong lớp đã tỏ ra không thích vì cô ấy hơi kiêu kì một chút. Lên đại học, bọn mình chia tay và cô ấy đã nói xấu mình rất nhiều với bạn bè, trong đó có cả bạn cũ. Mình tránh họp lớp cũng vì lí do cá nhân đó. Mình sợ gặp mặt người cũ, và bạn bè cũ. Đã có những hiểu lầm không thể tháo gỡ” – Thanh Minh (sinh viên năm 3 ĐH Bách Khoa)
Bạn càng né tránh, càng chứng tỏ điều mọi người “xầm xì” là đúng. Hãy can đảm đối diện và quên đi quá khứ. Sẽ không có ai bất lịch sự đến mức cảm thấy khó chịu khi bạn xuất hiện. Hãy gặp lại bạn cũ để ôn lại kỉ niệm vui, chứ không phải khơi gợi những sai lầm.
Tính cách, quan điểm thay đổi: Khi lên đại học, tiếp xúc với môi trường mới, họ dần quen với bạn mới, có thêm nhiều suy nghĩ, tư tưởng khác với cấp 3. Trong khi bạn bè cấp 3 vẫn “dậm chân tại chỗ” thì họ đã “tiến xa” theo cách rất riêng. Họ bắt đầu cảm thấy chán ngán môi trường cũ và cảm thấy bạn bè xưa không còn hợp nữa.
“Học xong cấp 3, mình đi du học. Cách sống và tư tưởng có nhiều sự thay đổi. Khi về Việt Nam, bạn bè có rủ họp lớp, mình vẫn đi nhưng đến lần 2 thì mình từ chối. Cơ bản vì mình thấy có một sự khác biệt nào đó trong suy nghĩ, và mình cảm thấy không thoải mái khi trò chuyện nữa. Không phải mình chảnh, hay xa cách, chỉ là mình thấy họ không hợp với mình nữa” – Tuấn Anh (20 tuổi, du học sinh Úc)
Vẫn có rất nhiều người bạn hợp với tư tưởng của bạn, nếu bạn biết cách gợi chủ đề để trò chuyện với họ. Có thể đi họp lớp cùng một người bạn thân nào đó đã từng học chung, điều này khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn. Tất cả thuộc về sự lựa chọn của bạn.

Dù cho bạn “né” họp lớp bằng lí do gì, thì cũng nên hiểu rằng khi bạn ngày một trưởng thành hơn, rất khó để có thể gặp lại bạn bè xưa cũ. Lúc ấy bạn có “kêu gọi” họp lớp bao nhiêu lần, họ cũng sẽ không thể có mặt được.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Yêu thương như một ly nước

Một li nước quá ngọt hay quá mặn cũng đều khó uống.
Bày tỏ yêu thương cũng giống như pha một li nước, “đong vừa đủ đầy” thì yêu thương mới trọn vẹn hơn.
Chuyện từ những li nước
Uống một li nước lọc, quá đơn giản phải không nào? Nhưng nếu uống một li nước thật nhiều đường thì sao nhỉ? Cố gắng cũng có thể uống được. Còn bây giờ là li nước có thật nhiều muối. Có phải là bạn đã bắt đầu thấy… hoảng? Là một trong 5 bạn đã thử uống cùng lúc 3 li nước này trong chương trình Khi tôi 18 (chủ đề: Nuôi dưỡng tâm hồn và thể hiện tình yêu thương) diễn ra tại tòa soạn báo Mực Tím thứ Bảy vừa qua, Thùy Hoa (lớp 11 trường THPT Thủ Thiêm) cũng trải qua cảm giác tương tự. “Phải nói là khó chịu vô cùng”, Thùy Hoa chia sẻ. Cảm giác “khó chịu” ấy, theo Thạc sĩ Nguyễn Hữu Long (Giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP.HCM), cũng giống như việc bạn bày tỏ yêu thương với một ai đó. Quá mạnh mẽ, quá cuồng nhiệt dễ khiến người khác “ngợp”. Ngược lại, thù ghét hay cay nghiệt chỉ làm người khác xa cách bạn mà thôi.
Các teen tham gia thử thách Đong vừa đủ đầy
Đông đảo bạn đọc đến tham dự chương trình
Một bạn đọc chia sẻ với Thạc sĩ Nguyễn Hữu Long về tiêu chuẩn của “người hoàn hảo” thời hiện đại
Tất nhiên, không ai muốn những điều vừa nêu lại xảy ra với mình. Nhưng để làm sao có thể “đong cho đủ đầy” yêu thương lại là chuyện chẳng dễ dàng. Thay cho một lời khuyên, Thạc sĩ Nguyễn Hữu Long dẫn dắt các teen quay trở về thời thơ ấu với những hình ảnh như chiếc lục lạc, búp bê… Tiếp đó, các bạn có dịp hồi tưởng lại những kỉ niệm đẹp với bạn bè, người thân, trước khi chia sẻ ước mơ, khát vọng bản thân. Theo Thạc sĩ Nguyễn Hữu Long, sống trong sự yêu thương, biết hồi tưởng, trân trọng và quý những kỉ niệm đẹp, biết ước mơ, khao khát chính là những điều teen có thể làm để nuôi dưỡng thế giới nội tâm, tạo nên bản lĩnh để chấp nhận hay chối bỏ những gì tác động đến mình.
Hãy yêu thương khi bạn còn có thể
Tham dự chương trình, Ngọc Diệp (18 tuổi, Sinh viên năm 1 Đại học Kinh tế TP.HCM) đã giải tỏa được nỗi “lăn tăn” bấy lâu của mình: “Yêu thương chính mình, xem bản thân là ưu tiên số một có phải là thái độ sống ích kỉ?” Bởi theo Thạc sĩ Nguyễn Hữu Long, xem bản thân để bạn biết quý trọng cuộc sống của mình để không hủy hoại; có đủ sức khỏe và tinh thần làm chỗ dựa cho người thân,... ”Càng lớn, người ta càng có suy nghĩ quên mình để sống cho người khác. Điều đó cũng tốt nhưng sẽ ra sao nếu bạn vì yêu mù quáng một ai đó mà sẵn sàng từ bỏ cả mạng sống của mình? Sẽ ra sao nếu gia đình mất đi người con duy nhất chỉ vì từ chối sự yêu thương của bạn?”, Thạc sĩ Long phân tích thêm.
Còn với Thùy Hoa và Hồng Đức (lớp 12 trường Giồng Ông Tố, Q.2) thì chương trình thật sự khiến hai bạn “giật mình” khi nghĩ về những gì đã làm với cha mẹ trong thời gian qua. “Thời gian mình trò chuyện với ba mẹ còn ít hơn thời gian mình ngồi bên máy tính”, Thùy Hoa bộc bạch. Còn Đức Tú thì buông lời hờn trách khi mẹ không cho đi chơi. Nhưng cũng chẳng cần đợi lâu, cả hai cũng đã cho thấy sự thay đổi. Thùy Hoa rất vui vẻ kể với mẹ về những điều được trải qua trong chương trình ngay khi về nhà. Khi ấy cô bạn đã thấy mẹ cười thật tươi. Trong khi anh chàng Hồng Đức thì “cam kết” ôm ba mẹ và nói câu “con yêu ba mẹ”.
“Một li cà phê tuyệt vời khi nó vừa có một chút đắng của vị cà phê, một chút mặn của muối, một chút ngọt của đường. Cuộc sống cũng vậy, mọi thứ chỉ hoàn hảo khi được đong vừa đủ đầy”, lời chia sẻ sau cùng của Thạc sĩ Nguyễn Hữu Long dường như cũng trở thành một li nước mát lành dành tặng cho những ai tham dự chương trình. Bởi khi ra về, trên mặt các bạn, đều lấp lánh nụ cười và tràn ngập yêu thương…

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Mỗi ngày tràn đầy cảm hứng

Cuộc sống của bạn nhàm chán, đơn điệu? Thử làm những cách sau đây và bạn sẽ cảm thấy, để có được niềm vui trong cuộc sống là điều hoàn toàn dễ dàng.



  1. Tắt điện thoại vào cuối tuần, vừa đắp mặt nạ vừa xem tivi.
  2. Tự làm một món đồ handmade, sau đó gói lại thành một món quà, tìm người để tặng.
  3. Pha một loại thức uống đặc biệt bằng cách thử “mix” những nguyên liệu khác nhau do bạn tự tham khảo, để bên cạnh máy tính, vừa thưởng thức vừa online.
  4. Biến phòng riêng thành rạp chiếu phim, chuẩn bị sẵn những bộ phim “bom tấn” trong USB và chiếu lên tivi, rủ bạn bè cùng sang nhà để xem, vừa xem vừa nhâm nhi đồ ăn vặt.
  5. Đi dự miễn phí một buổi hội thảo, chuyên đề về kĩ năng để thành công.
  6. Có 2 trang mạng xã hội cùng lúc, một trang dùng để liên lạc và chia sẻ với bạn bè, một trang chỉ cho riêng mình đọc, ghi hết mọi cảm xúc và tâm trạng. Bạn sẽ cảm thấy cân bằng hơn.
  7. Viết một lá thư tay cho người thân ở xa, đạp xe đạp ra bưu điện để gửi.
  8. Chụp một bộ ảnh, bối cảnh tại nhà, chọn những góc đẹp nhất mà bạn thấy: ô cửa sổ, bàn ở phòng khách, tủ sách hay đơn giản là góc bếp. Bạn sẽ thấy nhà bạn đẹp theo cách rất khác khi lên hình.
  9. Có thói quen bỏ ống heo. Luôn “đập heo” vào cuối tuần để tự thưởng cho bản thân một món ăn thật ngon lành và đắt đỏ (cá hồi tại nhà hàng sushi hoặc li Starbucks chẳng hạn).
  10. Dậy thật sớm vào buổi sáng, tập thể dục ở công viên gần nhà với hàng xóm, sau đó đi ăn sáng ở một quán thật ngon.
  11. Chụp thật nhiều ảnh và cuối tuần lưu lại trong USB, ổ cứng hoặc một góc trong ổ đĩa máy tính. Sắp xếp theo trình tự thời gian để lưu lại thành kỉ niệm. Sau này nhìn lại, bạn sẽ thấy thật không hề uổng phí khi lưu lại những khoảnh khắc ấy.
  12. Chọn một góc thật khuất trong nhà sách và đọc ngấu nghiến quyển sách mà bạn tâm đắc bấy lâu.
  13. Lên mạng đọc các bài viết hướng dẫn dạy nấu ăn. Chọn một món ăn vặt nào đó dễ làm và vào bếp làm thử để cả nhà cùng nhâm nhi sau bữa tối.
  14. Chọn một ngày trong tháng để thoải mái mua sắm, tự nuông chiều bản thân, sau đó tích cực làm việc để bù lại.
  15. Trích một ngày trong tháng, đặt tên là “ngày không làm gì cả”. Trong ngày hôm đó, bạn sẽ chỉ hoàn toàn thư giãn đúng nghĩa, không làm bất kì điều gì nặng nhọc, chỉ việc ăn, ngủ, xem phim.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Trời ơi…teen ơi là teen!

Ngày trước bố mẹ chúng ta muốn tâm tình với người yêu thì phải le lưỡi dán tem và nằm chờ “sao lâu quá không thấy hồi âm”.
Bây giờ công nghệ hiện đại, ta chỉ cần nhắn 1 tin là gửi ngay trong 10s. Nhưng hiện đại lại hại điện…
Cười ra nước mắt
Tuổi trẻ chúng ta có ngữ ngôn ngữ cực “teen” để nhắn tin với nhau. VD: buồn là “bun”, không là “hk” hoặc “hem”, đi là “yk”, … Do đó khi người lớn đọc tin nhắn con nít lại xảy ra những chuyện cười ra nước mắt.
Thầy P. của lớp tui bận chuẩn bị cho kì cắm trại của lớp, danh sách nhân sự thầy đã phân công hết. Nhưng thiếu L., thầy gọi mãi không được, bèn nhắn tin hỏi L đến chưa.
Thầy nhận được tin nhắn như sau: “Chan we! E kon dang o truog. Ket we, chua yk dc”. Thầy dịch chữ được chữ mất như sau: “Em còn đang ở truồng. Kẹt quá, chưa ị được”.
Thầy giận tím cả mặt, lỗ tai gần như bốc khói, may mà nhờ các bạn đọc và giải thích rằng “Chán quá! Em còn đang ở trường. Kẹt quá*, chưa đi được”, thầy mới nguôi nguôi cơn bốc hoả.
Do nhiễm ngôn ngữ teen, các bạn cũng bê nguyên bộ từ điển teen của mình vào bài Văn, làm các thầy cô phải bao phen mệt mỏi để chấm bài.
Một bạn tên N viết: “Mị Nương vì bùn ck wé, nên đã nhảy sông tự tử”. Đọc muốn nổ mắt kính mà mãi không hiểu, cô V. dạy Văn lớp tui phải nhờ con gái dịch giúp.
Cô cho bài của N 4đ với lời phê “Dùng ngôn ngữ không thuộc phạm vi lãnh thổ Việt Nam”.
Nhắn tin không bỏ dấu cũng gây ra những hiểu nhầm khó đỡ. Tui sẽ trích 1 tin nhắn trên facebook để các bạn đọc và “tự sướng” nhé. Người đọc tự hiểu, tác giả không giải thích gì thêm...
 
Tin nhắn teen? Nên hay không?
Phải công nhận tuổi teen chúng ta rất sáng tạo về mặt ngôn từ. Sự sáng tạo ấy giúp chúng ta thể hiện được sự trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch của tuổi trẻ, thổi được cảm xúc rất thật vào những tin nhắn.
Với bạn bè chúng ta, những người đồng trang lứa, thì sự trẻ trung ấy giúp chúng ta gần gũi nhau hơn, thể hiện sự thân mật.
Nhưng với thầy cô hay những người lớn tuổi - người thuộc thời đại “dùng lưỡi dán tem”, chưa quen với tin nhắn - thì ngôn ngữ ấy làm cho họ khó chịu, thậm chí bị xem là khi dễ người nhận, coi thường ngôn ngữ dân tộc.
Do ngôn ngữ chúng ta chỉ tồn tại trong giới trẻ, không phổ biến trong xã hội do đó chúng ta nên biết cân nhắc chọn cách dùng từ ngữ, cách nhắn tin cho mọi người lớn. Nếu là chuyện quan trọng, một cuộc gọi có lẽ sẽ phù hợp hơn.
Ước gì một ngày nào đó, sẽ có một nhà xuất bản phát hành một quyển từ điển ghi chú lại hết tất cả sự sáng tạo ngôn từ của chúng ta để mọi người cùng hiểu nhỉ!
Đối với văn học, chúng ta tuyệt đối không được dùng ngôn ngữ viết tắt tiểu teen. Dùng Tiếng Việt chuẩn là một cách thể hiện sự tôn trọng người chấm và sự trân trọng, gọt giũa bài làm của mình. Điều đó giúp ta đạt được điểm cao trong kiểm tra.
Tất cả những việc trên sẽ không khó, nếu chúng ta chịu khó tinh ý một chút!

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Bí kíp tham gia hoạt động phong trào

Năm học mới bắt đầu cũng là lúc nhiều hoạt động phong trào được triển khai. Làm sao để tham gia hiệu quả đây?
Khi hoạt động phong trào bị “mang tiếng”
Mặc dù được biết đến là sẽ mang lại những lợi ích khác nhau nhưng nhiều người vẫn cho rằng hoạt động phong trào sẽ là chướng ngại trên con đường học tập của các bạn học sinh.
Bạn Nguyễn Lệ Diễm (Đồng Tháp) chia sẻ: “Biết tin mình sẽ cùng lớp tập kịch để tham gia hội diễn văn nghệ của trường, cha mẹ khá lo lắng vì cho rằng nhiệm vụ của mình là học và học.”
Cùng tâm lý với cha mẹ của Lệ Diễm, nhiều bậc phụ huynh cũng khá dè dặt trong việc cho phép con em tham gia vào các hoạt động phong trào với lý do sẽ tốn nhiều thời gian, ảnh hưởng sức khỏe, đầu óc không tập trung cho việc học - vốn được xem là nhiệm vụ hàng đầu của học sinh.
Đáng buồn hơn, nhiều gia đình còn cấm tuyệt không cho con em tham gia vào bất kì hoạt động gì khiến việc học đã mệt mỏi nay càng thêm căng thẳng và các bạn học sinh dần trở nên thụ động.
Quyết định đúng, biến “chướng ngại” thành “lợi thế”
Hoạt động phong trào sẽ mang lại rất nhiều lợi ích không ngờ đến nếu mỗi bạn học sinh biết cách lựa chọn một hoạt động phù hợp và sắp xếp thời gian để tham gia.
Trước sự lo lắng của cha mẹ, Lệ Diễm đã cố gắng thuyết phục bằng cách cân đối thời gian để đảm bảo thành tích học tập. Kết quả là kì thi tuyển sinh vừa qua, bạn đã trở thành tân thủ khoa của ĐH Đồng Tháp.
Nhờ kết quả học tập tiến bộ nên từ đó đến nay, hễ khi được thông báo là bạn sẽ tham gia một hoạt động nào đó, cha mẹ Diễm luôn ủng hộ và chỉ nhắc nhở một câu “Nhớ giữ vững thành tích học tập”
Thực tế cho thấy, có rất nhiều trường hợp những bạn học sinh như Lệ Diễm, học tập tốt và hoạt động phong trào cũng tốt. Bí quyết để gia đình, người thân và bạn bè luôn ủng hộ các bạn ấy chính là quyết định đúng đắn khi lựa chọn hoạt động phù hợp với bản thân và biết cách cân đối thời gian.
Tham gia hoạt động phong trào là cách tốt để rèn luyện bản than và trưởng thành
Chi Bùi Thị Tuyết Băng (Phó Ban Thanh thiếu nhi trường học - Tỉnh Đoàn Đồng Tháp) cho biết: “Hoạt động phong trào sẽ góp phần vào việc hình thành và phát triển kĩ năng sống của học sinh. Hơn hết, đó chính là môi trường để mỗi em học sinh rèn luyện và trưởng thành. Từ đó, ý thức quyết tâm học tốt, rèn luyện tốt của các em cũng ngày một nâng cao. Do đó mỗi em học sinh cần sắp xếp thời gian để tham gia vào những hoạt động phong trào phù hợp với bản thân mình”.


Bí kíp tham gia các hoạt động phong trào
- Chỉ tham gia vào những hoạt động phù hợp với nhu cầu và sở thích của bản thân.
- Cân đối thời gian giữa việc học và hoạt động phong trào.
- Nên nhớ, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của học sinh vẫn là học tập. Vì vậy cần có sự sắp xếp theo thứ tự ưu tiên những việc phải làm.
- Khi tham gia vào hoạt động phong trào, chúng ta cần năng nổ, nhiệt tình, thân thiện và hòa nhã. Có tinh thần kỉ luật cao. Luôn cầu thị và học hỏi ở mọi người.
- Khi tham gia vào một môi trường tập thể, đôi lúc bạn cần hạ “cái tôi” cá nhân của mình xuống một chút để hòa vào “cái chung” của tập thể.
- Tránh việc ôm đồm quá nhiều hoạt động phong trào cùng một lúc sẽ làm bạn vừa mệt mỏi, không hoàn thành tốt bất kì hoạt động nào và ảnh hưởng đến việc học của bạn.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Mất phương hướng

Dạo này bỗng nhiên mình không còn cảm hứng học tập như trước. Nói như vậy không phải lười biếng đột ngột mà do mình muốn dừng lại để suy nghĩ xem đang thật sự hướng tới điều gì?
Năm sau mình bước sang lớp 12 rồi, cũng đến tuổi trưởng thành nhưng mình vẫn đang mù tịt về những cái đại loại như ước mơ, đam mê...Mình nghĩ không chỉ riêng mình mà nhiều bạn cũng gặp phải vấn đề tương tự. Từ lúc đi học đến giờ, mình như một cái máy tiếp thu bài vở, về nhà học thuộc lòng, làm bài chỉ để mong đạt được thành quả tốt hài lòng bố mẹ. Khi không có được điểm số tốt hay tụt xuống một hai hạng mình lại có cảm giác sợ hãi bị chỉ trích, la mắng. Có những môn học thật sự không đem lại hứng thú nhưng mình vẫn được điểm 9 điểm mười ,và kết quả khi được hỏi lại chính những kiến thức đã học mình cũng chỉ nhớ được khoảng 30%.

Bắt đầu từ năm học lớp 11, mình đọc nhiều sách báo và lang thang nhiều trang mạng, mình dần nhận ra trước đến nay mình vẫn chưa có một mục tiêu nhất định để hướng đến. Và mình đang cảm thấy lo lắng thật sự!

Mình dành ra cả tháng trời để suy nghĩ về đam mê của mình, nhưng nó vẫn là một cái gì đó rất mông lung! Mình muốn vạch ra một hướng học tập mới cho bản thân, một cách chủ động và tự nguyện nhưng chẳng biết phải bắt đầu từ đâu? Thói quen học tập 11 năm không thể dễ dàng thay đổi như vậy. Mình có nghe nhiều chuyên gia nói rằng những năng khiếu của bạn phải được phát hiện và phát triển từ lúc nhỏ, nhưng giờ thì mình cũng không còn nhỏ nữa. Mình muốn tìm một sự đổi mới nhưng hiện giờ mình vẫn như người mất phương hướng trên một sa mạc rộng lớn...
ST

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

10 điều không nên khoe trên facebook

Dù bạn là ai, làm gì, ở đâu, thì cũng nên hạn chế “công khai” những điều sau đây trên facebook cá nhân. Vì rất có thể đến một lúc nào đó, chính bạn tự hại mình mà không biết.
  1. Người yêu: Nhiều bạn cho rằng khoe người yêu lên facebook để bạn bè “chứng nhận” tình cảm là một điều nên làm. Như vậy người yêu sẽ tin tưởng hơn và có bạn bè “làm chứng” thì khó chia tay hơn. Thực tế, bạn chỉ nên chia sẻ chuyện riêng tư cho những ai bạn thật sự tin tưởng. Còn nếu để chế độ “public” trên facebook thì không nên. Vì có thể vài người đang âm thầm muốn tìm cách chia rẽ tình cảm của 2 bạn đấy.
  2. Tài sản: Hạn chế đăng các ảnh khoe tiền, nhà, sổ tiết kiệm… Bạn không biết được người khác đang có “mưu đồ” gì, đặc biệt là những người lạ trên facebook. Hơn nữa, hạn chế khoe cũng là cách tránh rắc rối vào mình. Bạn không muốn một ai đó mượn bạn một số tiền lớn, mà bạn thì “không thể không cho” vì đã trót khoe của?
  3. Thành tích: Bạn học giỏi thế nào, ra sao, có kĩ năng gì… Việc đó chỉ nên cho nhà tuyển dụng biết. Nếu bạn giỏi, bạn khoe, nhiều người sẽ soi mói, ganh tị. Bạn không giỏi, bạn khoe, bạn sẽ bị nói xấu mà không biết.
  4. Quan điểm về người khác: Trên facebook, chỉ cần bạn đăng 1 câu bóng gió, hàng trăm người sẽ giật mình. Cho dù bạn có bực tức ai đi nữa, tốt nhất nên giữ trong lòng để tránh những bất hòa không đáng có.
  5. Chuyện gia đình: Khi bạn nói những chuyện không hay liên quan đến gia đình, bạn cũng gián tiếp làm xấu mặt bản thân đấy.
  6. Chuyện công việc, đồng nghiệp: Cho dù bạn có dùng biện pháp bảo mật đến đâu, thì những chuyện về công việc và đồng nghiệp luôn dễ khiến bạn bị mất việc nhanh nhất. Đồng nghiệp của bạn luôn có “tai mắt” khắp mọi nơi cho dù bạn có kết bạn với họ trên facebook hay không. Môi trường làm việc không lớn, nên chỉ cần bạn bóng gió, người trong cuộc vẫn có thể hiểu bạn nói gì. Cách tốt nhất là giữ kín hoặc chia sẻ trong group cá nhân mà thôi.
  7. Đang ở đâu, làm gì, với ai: Chỉ nên ghi lên facebook sau khi bạn và người khác đã rời khỏi nơi đó. Không phải lúc nào cũng ghi lên facebook mọi hoạt động của mình. Người khác biết được bạn đang ở đâu, làm gì, cũng khá nguy hiểm.
  8. Địa chỉ nhà, số điện thoại: Với những bạn buôn bán online, cách tốt nhất là dùng riêng 1 số điện thoại cho việc buôn bán. Nếu không có mặt bằng cửa hàng, cũng không nên cho địa chỉ nhà. Nếu đã lỡ cho địa chỉ nhà, thì không nên công khai ảnh cá nhân.
  9. Không gian trong nhà: Khoe người lạ không gian trong nhà của bạn là một điều cực kì không nên. Biết đâu có kẻ đang đợi bạn vắng nhà để “đột nhập”, khi bạn vô tình tiết lộ không gian trong nhà có nghĩa là tạo điều kiện thuận lợi để tên ấy nảy sinh ý đồ xấu.
  10. Cảm xúc tiêu cực: Người khác có thể vui lây với bạn, và cũng có thể bị ảnh hưởng bởi cảm xúc tiêu cực của bạn. Không ai thích đọc những dòng status sầu não, u buồn, trong khi nguyên nhân khiến bạn buồn có khi chỉ là những chuyện vặt vãnh.

Facebook hiện nay không còn được bảo mật nhiều như trước. Chỉ cần bạn sơ ý một chút, người chịu ảnh hưởng nhiều nhất chính là bạn.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Để những ngày hè đừng bị đánh mất

Giá mà người lớn hiểu lòng teen thì những ngày hè lẽ ra rất thú vị của các bạn ấy đã không bị đánh mất...
Với các cô cậu học trò, hè là thời gian thoải mái sau những ngày tháng mệt mỏi bên sách vở; những ngày trải nghiệm sống động bằng chuyến tham quan, dã ngoại vui ngút trời cùng bè bạn.
Nhưng cũng có những tiếng ve bị hắt hủi, cành phượng không đỏ trong mắt…những mùa hè không trọn vẹn, những mùa hè bị đánh mất..
Hè…không tiếng ve
Đối tượng đánh mất những ngày hè chẳng khó tìm, từ chốn thị thành đến vùng nông thôn, đâu đâu cũng thấy những cô cậu học trò khi bình minh vừa ló dạng phải vác những chiếc cặp to đùng, mang đôi mắt kính dày cộm ngày ngày cần mẫn đến các lớp học thêm.
Các cậu con trai phải quen với những bài toán khó thay cho học cách dẫn banh ngoài sân bóng, còn các cô gái phải luyện văn thay vì học mẹ nấu ăn hay thêu thùa may vá….
Cậu nhóc H. hàng xóm của tôi là một ví dụ. Cha mẹ muốn em vào trường T.K.H (một trường tiểu học có tiếng ở Tiền Giang) nên em phải học thuộc lòng xấp đề cương dài lê thê vượt quá sức, những câu chuyện kể, bài hát để chờ ngày thi vấn đáp ở trường.
Đêm nào cũng 10h khuya mà tôi vẫn còn nghe em kể chuyện, hát để…trả bài cho cha nghe mà thương quá.
Cậu em họ tôi năm nay bước sang cấp II, và cô dượng tôi muốn em vào trường điểm. 
Em vừa ôn luyện ở trường xong, phải đến nhà thầy học thêm Toán rồi về nhà ăn vội chén cơm để dượng chở đến nhà cô học Tiếng Việt.
Một ngày của nó kết thúc lúc 11h khuya, khi cơ thể đã mỏi nhừ vì bài tập, không có thời gian xem lại bài, nó ngả lưng xuống giườnglà ngáy khò khò ngay.
Trường hợp khác là D.H, một học sinh lớp 9 ở trường cũ của tôi, bị ép thi vào trường Chuyên môn Toán dù em không có khiếu môn này.
Em chỉ muốn học ở trường bình thường thôi nhưng vì bố mẹ làm căng quá, em phải è cổ ôn luyện ở trường, học thêm ở nhà thầy cô giỏi.
Chưa hết hè, mắt kính em đã dày nay lại dày thêm mấy độ.
Những trường hợp tôi kể đều là ở giai đoạn chuyển cấp, chưa đề cập đến chuyện học thêm bù đầu bù cổ các em các bạn còn phải học vô vàn các thứ khác như đàn, múa, nhạc, hoạ, ngoại ngữ ở cung thiếu nhi hay trung tâm văn hóa.
Nguyên nhân mà các phụ huynh đưa ra khi ép con mình học như vậy đều như nhau: muốn con có điều kiện học tốt ở trường chuẩn để có tương lai sau này hay là không có thời gian chăm sóc con nên cho con đi học thêm như là một cách gởi con cho thầy cô giáo "quản" dùm.
Có lần tôi nghe một cô giáo đã nói: “Mùa hè là mùa thi cử” mà rùng cả mình...
Mùa hè bị đánh mất....

Người lớn có hiểu lòng teen?
Thực tế cho thấy việc nhồi nhét kiến thức con em của một số phụ huynh là không hiệu quả và suy nghĩ gởi con cho thầy cô lợi thì ít chỉ khiến các bạn xì -trét thêm.
Năm trước, bạn tôi D.V., vì quá mệt mỏi khi bị mẹ ép học, đã trốn học thêm để đi chơi lêu lỏng cùng bạn bè, uống rượu, đua xe, dối mẹ lấy tiền học thêm để đi chơi.
Khi V. vị công an bắt vì tội đua xe, mẹ V. mới ngã ngửa, hỏi thầy thì được biết V. đã nghỉ học hơn tháng nay với lý do bận việc gia đình.
Kết quả, V. chỉ vào lớp bình thường của trường, học lực và thái độ học tập của V. càng ngày sa sút, V. không còn là cô bé chăm chỉ ngày nào nữa. Mới đây, V. bị trường đưa ra hội đồng kỉ luật vì đánh nhau với bạn bè.
Còn D.H vì học thi quá sức nên kiệt quệ sức lực phải vào nằm viện 3 ngày. Nhưng H. còn may vì xuất viện trước ngày thi, có học sinh vì quá mệt mỏi nên ngã bệnh vào đúng ngày thi, công sức ôn luyện “đổ sông đổ biển” vì tình trạng sức khoẻ xấu.
Ấy là chưa kể đến tình trạng chạy trường, chạy lớp cho con khi con thi trượt làm tiêu tốn biết bao tiền bạc của phụ huynh.
Học sinh nào may mắn chạy được trường lại phải đổ mồ hôi để theo kịp bạn học, trong khi đầu óc rỗng toát, kiến thức cứ bị thâm hụt dần. “Ngồi nhầm lớp” trở nên nhức nhối.
Những mùa hè mất đi ý vị chỉ vì những tiêu chuẩn gắt gao thật là không đáng có. Sự thực nhiều bạn của tôi được gia đình tạo điều kiện tự do học tập, vui chơi trong hè cũng đã đạt được nhiều kết quả tốt trong thi cử, được lọt vào lớp chọn mà không cần phải căng thẳng ôn luyện.
Bởi vì các bạn ấy đã có điều kiện học tập thoải mái, không bị ép buộc, gò bó bởi bố mẹ chạy theo thành tích thậm chí là "gà ghét nhau tiếng gáy" với con của ông C, bà B...
Các bạn ơi! Hãy mạnh dạn bày tỏ nguyện vọng, ước muốn của mình để phụ huynh biết, hãy phấn đấu để có được những mùa hè trọn vẹn, không vướng bận việc thành tích học tập nữa.

Nhưng cũng đừng quá lơ là, đừng tham vui bỏ bê việc học tập, hãy biết kết hợp hài hoà giữa học và chơi, biết ôn tập lại kiến thức trong thời gian rỗi rãnh sao cho kết quả học tập đạt được tốt đẹp tạo lòng tin ở ba mẹ để hè năm sau chúng ta sẽ có những ngày hè thật sự ý nghĩa và bùng nổ nhé! 

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS