Ẩm thực đường phố Việt Nam trên báo chí thế giới


(Dân trí) - Không phải cao lương mĩ vị nhưng ẩm thực đường phố luôn có sức hấp dẫn lạ thường, đối với cả người dân bản địa và khách du lịch.


Ai đó đã nói con đường ngắn nhất đi tới trái tim là qua đường dạ dày, có lẽ cách nhanh nhất để hiểu và yêu một đất nước cũng chính là bằng con đường ẩm thực. Báo chí thế giới đã có những bức ảnh đặc sắc về ẩm thực đường phố của khắp các quốc gia, trong đó có Việt Nam.


Một cửa hàng bán bánh mì ở Nha Trang, Việt Nam. Người bán hàng Việt Nam hay cười bẽn lẽn mỗi khi khách du lịch đưa máy ảnh ra chụp. Bánh mì ở Việt Nam là một món ăn đường phố ngon lành, rẻ tiền, đã được du khách trên khắp thế giới biết đến từ lâu. (Ảnh: Tim Hall)


Người bán bánh đa nướng, lạc rang, đậu phộng… ở thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. (Ảnh: Hoàng Đình Nam)


Người phụ nữ bán hoa quả rong ở Việt Nam. (Ảnh: Shawn Hughes)


Món bánh tiêu của Việt Nam. (Ảnh: Anick Rainville)


Một người đàn ông tận hưởng miếng dưa hấu mát lành ở chợ tại Dhahran, Ả Rập Saudi. (Ảnh: AFP).


Một cửa hàng bán dâu tây trên đường phố Jerusalem. (Ảnh: Menahem Kahana)


Một người bán bánh bao trên hè phố Nepal. (Ảnh: Prakash Mathema)


Cửa hàng bán hoa quả ở Mumbai, Ấn Độ. (Ảnh: Punit Paranjpe)


Một người bán thịt xiên nướng ở Thái Lan “cắm chốt” ven đường tàu. (Ảnh: Christopher Archambault)


Cửa hàng bán kem di động đậu trên bãi biển Ainsdale, Anh. (Ảnh: Christopher Furlong)


Những người phụ nữ Afghanistan mua nho bên hè phố ở Kabul (Ảnh: Shah Marai)


Người đàn ông Palestine bán nước cam vắt. (Ảnh: Joseph Eid)


Những cậu bé Afghanistan ăn sữa chua. (Ảnh: Peter Parks)


Người đàn ông Kashmir cặm cụi với quán ăn đêm. (Ảnh: Tauseef Mustafa)


Một người bán đậu phộng ở Rio de Janeiro, Brazil. (Ảnh: Antonio Scorza)


Cửa hàng bán món khoai tây tẩm ướp ở Ấn Độ. (Ảnh: Sajjad Hussain)


Người đàn ông bán xúc xích trên đường phố Haiti. (Ảnh: Thony Belizaire)


Người đàn ông bán hạt dẻ nóng ở thành phố London, Anh. (Ảnh: Dan Kitwood)


Những cửa hàng bán bánh mì kẹp xúc xích ở New York, Mỹ. (Ảnh: Don Emmert)


Những cô gái đi ăn khuya ở Cairo, Ai Cập. (Ảnh: Chris Hondros)


Một cửa hàng bán trầu ở Myanmar. Cho đến nay, người dân Myanmar vẫn còn rất chuộng ăn trầu. (Ảnh: Getty Images)


Một người bán hàng ăn ở Islamabad (Pakistan) đang chờ khách (Ảnh: Daniel Berehulak)


Một em bé ở Bắc Kinh, Trung Quốc đang ăn thịt xiên nướng. (Ảnh: Peter Parks)


Một người bán hàng ăn ở thành phố Seoul, Hàn Quốc (Ảnh: Cho Seong Joon)


Người đàn ông bán bánh quy mặn ở thành phố Berlin, Đức. (Ảnh: Sean Gallup)


Một cửa hàng bán trà bạc hà ở Marrakech, Morocco. Thanh màu trắng nằm trên miệng cốc là miếng đường. (Ảnh: Cezary Wojtkowski)


Cửa hàng bán bánh rán bên hè phố ở Thượng Hải, Trung Quốc. Người ta thường ăn nhẹ buổi chiều bằng những món bánh như thế này. (Ảnh: Justin Guariglia)


Một cửa hàng bán mì ở Bangkok, Thái Lan. Những hương liệu mà người bán hàng sử dụng để cho vào nồi nước dùng sẽ quyến rũ, níu giữ bước chân những người đi ngang qua cửa hàng. (Ảnh: Dean McCartney)


Từng xiên ruột gà được tẩm ướp gia vị, sau đó sẽ được nướng giòn hoặc chiên ngập dầu, bày bán trên khắp các hè phố Philippines. (Ảnh: Jun Aviles)


Đồ hải sản bày bán ở bãi biển Anjuna, Ấn Độ. (Ảnh: Anne Kohl)


Một trong những món ăn đường phố đặc biệt của Trung Quốc chính là những xiên châu chấu nướng thơm phức. (Ảnh: Boaz Meiri)


Đến Đức, du khách không thể quên món xúc xích cũng như bia Đức. (Ảnh: Olivia Sari)


Một cửa hàng bán thịt lợn quay ở thủ đô Phnom Penh, Campuchia. (Ảnh: Mark Ikin)

Bích Ngọc
Theo Nat Geo/Amusing Planet

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Những thông tin gây sốc nhất từng được “tung” ra trong ngày 1/4


(Dân trí) - Biết là ngày “cá tháng 4” nhưng nhiều thông tin gây sốc khi được tung ra vẫn khiến độc giả “tin sái cổ”. Ví dụ như những thông tin dưới đây...
Bắt đầu từ thập niên 1950, hãng tin BBC của Anh đã định kỳ cho ra những “tin vịt” vào các ngày Cá tháng 4 hàng năm. Cho đến nay, đây vẫn là hãng tin “vô địch” về khả năng nói dối với những chiêu lừa ngoạn mục.

Nhắc lại lịch sử các “vố lừa” trên mọi phương tiện, từ đài phát thanh, kênh truyền hình tới báo điện tử của BBC, không thể bỏ qua mẩu tin nhỏ mà BBC phát sóng năm 1957 về “vụ thu hoạch spaghetti ở Thụy Sĩ” - một câu chuyện bất hủ về việc báo chí “lừa” người dân trong ngày 1/4.





Trong bản tin còn có đoạn video ghi lại cảnh những người nông dân đang hái các sợi mì từ trên cây xuống. Rất nhiều khán giả đã “tin sái cổ” và gọi điện tới đài BBC để hỏi họ có thể mua giống cây trồng ở đâu và cần chăm bón như thế nào. Người trực tổng đài đã trả lời rằng chỉ cần bỏ một sợi mì spaghetti vào trong hộp sốt cà chua và chờ sợi mì nảy mầm thành cây.



Sau trò đùa lịch sử đã trở thành câu chuyện kinh điển của ngành báo chí, BBC tiếp tục triển khai nhiều vố lừa khó đỡ hơn trong các ngày Cá tháng 4.







Năm 1961, đài phát thanh của BBC “quảng cáo” với thính giả rằng tối 1/4 sẽ có buổi hòa nhạc “Lirpa Loof” quy tụ những nhạc công hàng đầu Châu Âu. Thính giả không nên bỏ lỡ sự kiện này.

Đến giờ phát sóng, khán giả yêu nhạc thính phòng bật radio lên và “chờ dài cổ” cũng chẳng có chương trình hòa nhạc nào. Ngồi ngẫm mãi, họ mới phát hiện ra rằng “Lirpa Loof” là chữ viết ngược của “April Fool” (Cá tháng 4). Vậy là, khán giả một lần nữa lại bị BBC lừa ngoạn mục.







Năm 1965, truyền hình BBC thực hiện cuộc phỏng vấn với một vị giáo sư đã thành công với đề tài nghiên cứu công nghệ “phát sóng truyền hương”, nghĩa là khán giả xem truyền hình có thể ngửi thấy mùi hương mà nhà đài muốn gửi tới người xem.

Công nghệ này sẽ đặc biệt phát huy tác dụng trong những quảng cáo nước hoa hay chương trình dạy nấu ăn. Vị giáo sư đặt trước cỗ máy “phát sóng truyền hương” một số hạt cà phê và một số củ hành, rồi yêu cầu khán giả gọi điện về BBC để chia sẻ trải nghiệm của mình với công nghệ mới này.

Nhiều khán giả đã gọi điện đến đài và nói rằng họ đã thực sự ngửi thấy mùi hương truyền tới nhà mình.







Năm 1971, đài phát thanh BBC đọc bản cáo phó của ông Gerald Burley, người từng giành giải “Ettore Savini” cao quý, một nhà nhân loại học, một nhà hảo tâm… Đồng thời, đài còn mời một số người nổi tiếng chia sẻ những kỷ niệm của họ với ông Burley cùng những tiếc nuối của họ trước sự ra đi của ông.

Tuy vậy, ông Burley là một nhân vật không có thật. Tin tức này của BBC đã được phát đi mà không thính giả nào phát hiện ra đó là “tin vịt”. Ngược lại, BBC còn nhận được cuộc điện thoại chào bán tin mật về cuộc đời ông Burley từ một phụ nữ tự xưng là người tình của ông.







Năm 1976, BBC phỏng vấn phi hành gia người Anh Patrick Moore về hiện tượng thiên văn bất thường sắp xảy ra. Vào lúc 9h47 sáng ngày 1/4/1976, sẽ có sự biến động lớn về trọng lực trên trái đất khiến trọng lượng con người bỗng nhiên sụt giảm.

Vào lúc này, nếu nhảy xuống từ trên cao, người ta sẽ bồng bềnh trong không trung. Đúng 9h47, Moore phát lệnh qua sóng truyền thanh: “Hãy nhảy đi nào!”. Một phút trôi qua và đài BBC bắt đầu nhận được hàng chục cuộc điện thoại từ khán giả gọi đến nói rằng họ đã thực hiện thí nghiệm thành công (!). Chỉ có một người đàn ông rất tức giận gọi điện đến đài nói rằng ông đã bị bươu đầu.







Năm 1980, BBC đưa tin rằng đồng hồ Big Ben sẽ chuyển sang chế độ đồng hồ điện tử và người ta sẽ sớm lắp bảng hiện số mới thay cho mặt đồng hồ cũ. Tin tức này ngay lập tức khiến thính giả Anh bị sốc, họ bức xúc, thậm chí giận dữ gọi điện đến yêu cầu phải bảo vệ đồng hồ Big Ben.

Bản tin cũng nói rằng bốn thính giả gọi điện về sớm nhất sẽ được tặng kim đồng hồ của Big Ben. Thật khó tin khi có cả những người đang ở nước ngoài cũng gọi điện về BBC với mong muốn sẽ trở thành người may mắn.



Năm 1984, BBC lại đưa tin về một con thú mới được đưa về vườn thú London. Họ đặt tên cho nó là Lirpa Loof (một cách viết ngược của “April Fool”), đó là một loài động vật có lông dày, biết đứng trên hai chân và sinh sống trên dãy Himalaya.

Nhà tự nhiên học David Bellamy đã xuất hiện để nói về Lirpa Loof - con vật thông minh kỳ diệu mà ông đã ước mơ được thấy một lần trong đời kể từ ngày bé. Đi kèm bản tin là một đoạn video ghi lại sự phấn khích của khách đến thăm quan vườn thú. Những ngày sau đó, có rất đông du khách tới thăm vườn thú London và hỏi tìm nơi ở của Lirpa Loof.

Video clip về “Lirpa Loof”





Năm 2007, trang tin BBC tung ra một bài “test” khám phá mùi hương qua màn hình máy tính. Bằng cách click vào những hình ảnh khác nhau và đưa mũi lại gần màn hình, độc giả sẽ ngửi thấy các mùi hương khác nhau…



Năm 2008, BBC cho biết đoàn làm phim của đài đã tới thám hiểm Nam Cực để thực hiện loạt phim tài liệu về sự tiến hóa đang diễn ra từng ngày trong giới tự nhiên. Một trong những sự tiến hóa kỳ diệu đó là một số chú chim cánh cụt đã biết bay. Kể từ đây, loài chim cánh cụt hứa hẹn sẽ có thể bay đi tránh rét giống như những loài chim khác.

Video clip về những chú chim cánh cụt biết bay

Tiếp nối truyền thống “lừa” người nghe đài, người xem truyền hình, và người đọc báo của BBC, các hãng tin khác cũng thực hiện những cú lừa tương tự:





Năm 1998, đài phát thanh địa phương ở thành phố Boston, bang Massachusetts, Mỹ đưa tin thị trưởng Boston lúc bấy giờ - ông Thomas Menino - đã qua đời trong một vụ tai nạn xe hơi. Ông Menino lúc đó đang ở trên máy bay nên không biết tới “tin vịt” này, đồng thời điện thoại của ông cũng đang tắt máy nên người ta không thể liên lạc với ông.

Tin tức lan đi nhanh chóng khắp thành phố khiến người dân bất an và gây ra một số sự rối loạn. Lãnh đạo đài WAAF biết rằng trò đùa của hai người dẫn chương trình hôm đó đã đi quá xa, sau đấy, hai người này đã bị sa thải vì “đùa không đúng người”.





Năm 2004, đài phát thanh National Public Radio của Mỹ đưa tin rằng sắp tới các hãng viễn thông sẽ tung ra một chương trình mới nhằm gia tăng lợi ích cho những khách hàng sử dụng điện thoại cố định, theo đó, khi đăng ký dịch vụ, khách hàng sẽ có thể chuyển nhà đi bất cứ đâu nhưng số điện thoại cố định của họ vẫn được giữ nguyên.





Năm 2013, Google - công cụ tìm kiếm phổ biến nhất thế giới hiện nay - cho ra công cụ “Google Nose”, theo đó, Google sẽ có khả năng tra cứu thông tin dựa trên mùi hương, bên cạnh những công cụ tìm kiếm sẵn có dựa trên văn bản, hình ảnh, âm thanh… “Google Nose” sẽ có khả năng “ngửi” mùi hương thông qua các phân tử phát tán tới màn hình máy tính.

Bích Ngọc
Tổng hợp

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Lịch thi tốt nghiệp THPT 2014

(Dân trí) - Bộ GD-ĐT vừa có văn bản gửi các Sở GD-ĐT, Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng về hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2014.

Theo văn bản này thì giáo dục Trung học phổ thông thi 4 môn, gồm 2 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và 2 môn do thí sinh tự chọn trong số các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ; với môn Ngoại ngữ, thí sinh tự chọn một trong các thứ tiếng: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc (theo chương trình 7 năm) và Tiếng Đức, Tiếng Nhật (theo chương trình Đề án thí điểm).
Giáo dục Thường xuyên thi 4 môn, gồm 2 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và 2 môn do thí sinh tự chọn trong số các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí.
Các môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí thi theo hình thức tự luận; các môn Vật lí, Hoá học, Sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm. Đề thi môn Ngữ văn có 2 phần: đọc hiểu và làm văn; đề thi các môn Ngoại ngữ có 2 phần: viết và trắc nghiệm.
Lịch thi và thời gian làm bài thi
Ngày
Buổi
Môn thi
Thời gian
làm bài
Giờ phát đề thi
Giờ bắt đầu
làm bài
SÁNG
Ngữ văn
120 phút
7 giờ 55
8 giờ 00
2/6/2014
CHIỀU
Vật lí
60 phút
13 giờ 30
13 giờ 45
Lịch sử
90 phút
15 giờ 55
16 giờ 00
SÁNG
Toán
120 phút
7 giờ 55
8 giờ 00
3/6/2014
CHIỀU
Hóa học
60 phút
13 giờ 30
13 giờ 45
Địa lí
90 phút
15 giờ 55
16 giờ 00
4/6/2014
SÁNG
Ngoại ngữ
60 phút
7 giờ 55
8 giờ 10
Sinh học
60 phút
10 giờ 25
10 giờ 40
Bộ GD-ĐT cũng cho biết, chậm nhất ngày 18/6/2014 các Sở GD-ĐT phải báo cáo sơ bộ kết quả chấm thi, xét công nhận tốt nghiệp và cơ sở dữ liệu của kỳ thi. Sau khi báo cáo Bộ GD-ĐT, Giám đốc sở GD-ĐT công bố kết quả tốt nghiệp và thông báo cho các trường phổ thông để niêm yết danh sách tốt nghiệp và cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời cho thí sinh.
S.H

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Trong thế giới ngầm buôn hộ chiếu giả


Chỉ mất 2 ngày để chỉnh sửa và thêm vào một tấm hộ chiếu “xịn” thông tin nhận dạng mới, hoặc làm giả hoàn toàn hộ chiếu.


Giấy tờ nhận dạng giả được rao bán như hàng lưu niệm ở đường Khao San, Bangkok. Cảnh sát nói rằng đây là một trong những điểm nóng về hộ chiếu giả.



Vụ mất tích chiếc Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia Airlines đang diễn ra có một chi tiết gây chú ý: 2 hành khách lên máy bay đã sử dụng hộ chiếu đánh cắp từ các công dân châu Âu. Sự kiện khiến người ta phải giật mình vì công tác kiểm soát hộ chiếu lỏng lẻo, đồng thời cho thấy hộ chiếu giả đã trở thành vấn đề không thể xem nhẹ.


2 ngày và 800USD



Trong nỗ lực cho thấy làm giả hộ chiếu giờ dễ dàng như thế nào, phóng viên tờ Telegraph của Anh đã liên lạc với một số cơ sở hoạt động trái phép ở Trung Quốc có cung cấp dịch vụ này. Thông tin tờ báo thu được là chỉ mất 2 ngày để chỉnh sửa và thêm vào một tấm hộ chiếu “xịn” thông tin nhận dạng mới, hoặc làm giả hoàn toàn hộ chiếu.



“Chúng tôi hoạt động trên nguyên tắc luôn đặt khách hàng lên trước” - một cơ sở có tên Hộ chiếu Hongyu nói trong thông báo đưa ra trên mạng Internet - “Tất cả các máy in của chúng tôi đều là hàng nhập khẩu và tốn kém tới 100.000 NDT (16.000USD) mỗi máy. Đừng tin những nơi khác. Không có gì gọi là bữa trưa miễn phí cả, đặc biệt là ở trong một thị trường màu xám (ý nói rằng hoạt động làm giả hộ chiếu nằm giữa ranh giới lương thiện và phạm pháp)”.



Khi được liên hệ, một người đàn ông ở Hộ chiếu Hongyu có họ Liu nói rằng với chỉ 800USD, ông này có thể bán cho khách hàng một tấm hộ chiếu giúp vào Liên minh Châu Âu rất dễ dàng. “Tôi thường dùng hộ chiếu thất lạc hoặc đánh cắp để làm giấy tờ giả. Thông thường chuyện sẽ ổn thỏa. Nhưng tôi không thể đảm bảo anh sẽ có sự an toàn tuyệt đối khi đi qua các điểm kiểm soát của hải quan” - Liu nói.



Khi phóng viên ngỏ ý đặt mua, Liu đã yêu cầu đặt trước khoảng 200USD, kèm theo ảnh, thông tin ngày tháng năm sinh và ngày phát hành hộ chiếu. “Sẽ phải mất 2 ngày để làm hộ chiếu và anh sẽ gửi toàn bộ số tiền cho tôi qua ngân hàng, trước khi chúng tôi gửi lại giấy tờ cho anh” - Liu nói.



Một cơ sở khác mang tên “Công ty hộ chiếu và visa giả” thậm chí công khai quảng cáo việc bán các giấy tờ thông hành giả hoàn toàn, hoặc hộ chiếu thật đã chỉnh sửa thông tin. “Nếu anh cung cấp đầy đủ thông tin cho chúng tôi để sao chép một tấm hộ chiếu, chi phí sẽ rất rẻ” - một người đàn ông tên Li ở công ty này cho Telegraph biết - “Nhưng nếu chúng tôi dùng danh tính của người khác, chi phí sẽ đắt hơn nhiều, dù sản phẩm thu được cũng an toàn hơn nhiều”.



Li tiếp tục ra giá: “Với một tấm hộ chiếu Mỹ có đóng visa châu Âu trong đó, anh sẽ phải bỏ ra 25.000NDT (4.000USD). Hiển nhiên, chúng tôi không thể đảm bảo việc anh sẽ không bị tóm”. Theo Frontex, cơ quan kiểm soát biên giới châu Âu, số hộ chiếu giả được sử dụng để đi vào châu lục đã tăng nhanh. Trong báo cáo quý gần đây nhất, Frontex nói rằng lượng hộ chiếu giả được tìm thấy đã tăng 61%, với 170 vụ được phát hiện mỗi tháng.




Một tấm hộ chiếu giả do một băng tội phạm Trung Quốc sản xuất.



Kinh đô làm hộ chiếu giả



Vấn đề nằm ở chỗ, Trung Quốc chưa phải trung tâm làm hộ chiếu giả lớn nhất. Danh hiệu “kinh đô” hộ chiếu giả của thế giới phải thuộc về Thái Lan, cũng là nơi đã tạo ra 2 tấm hộ chiếu giả được dùng trên chuyến bay MH370.



Các băng làm hộ chiếu giả thích hoạt động ở Thái Lan, vì nơi đây có đông du khách châu Âu, Mỹ và Australia tới nghỉ ngơi mỗi năm. Tuy nhiên, cuộc phỏng vấn của tờ Bangkok Post thực hiện với Cơ quan điều tra Thái Lan cho thấy, đất nước này còn thu hút bởi người ta dễ nhập và xuất cảnh. Quan trọng hơn, một số quan chức Thái Lan không xem việc làm giả hộ chiếu nước ngoài là tội nghiêm trọng.



Hoạt động làm giả hộ chiếu được cho là bắt nguồn từ đầu những năm 1980, khi các băng tội phạm Thái tuyển dụng nhiều nhân viên khách sạn, hướng dẫn viên du lịch và cả gái mại dâm đánh cắp không chỉ séc và tiền mà còn cả hộ chiếu của du khách. Không có hộ chiếu, người ta sẽ không thể rút tiền từ séc. Khi những tấm thẻ tín dụng bắt đầu thay thế cho séc, chúng mới chuyển sang kinh doanh hộ chiếu giả chuyên nghiệp.



Khách hàng của các băng tội phạm này cũng thường là những kẻ chẳng sạch sẽ gì. “Những người sử dụng các giấy tờ thông hành và hộ chiếu giả này thường là khủng bố, những kẻ trốn chạy, người chuyển, rửa tiền hoặc mở tài khoản ngân hàng trái phép” - đại tá Chote Kuldiloke, người giám sát hoạt động điều tra hộ chiếu giả tại Cục cảnh sát di trú của Thái Lan cho biết.



Các hộ chiếu bị làm giả nhiều nhất thường thuộc về Bỉ, Pháp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha do chúng dễ bị sao chép, làm nhái. Hồi tháng 3.2004, cảnh sát Thái đã thu 353 tấm hộ chiếu giả dạng này từ một kẻ đưa hàng người Hy Lạp đang trên đường từ Thái Lan tới London (Anh). Họ cũng thu được 100 tấm hộ chiếu giả từ 1 người Tây Ban Nha và 1 người Hà Lan đã cố bán các giấy tờ giả này trong tháng 2.2005 cho một viên cảnh sát chìm ở Bangkok. Thêm 452 tấm hộ chiếu giả khác được thu từ Mahieddine Daikh - một người Anh gốc Algeria đang định đưa “hàng” tới London vào đầu tháng 8.2005. Các tấm hộ chiếu này trông rất giống đồ thật và chỉ có chi phí chừng 25-50USD. Người ta thường dùng chúng để mở tài khoản ngân hàng hoặc thuê nhà.



Tuy nhiên người ta khó có thể dùng chúng để qua các điểm vận chuyển quốc tế như sân bay, do công nghệ chống hộ chiếu giả được trang bị càng ngày càng hiện đại. Để lọt qua các cửa ải này, tội phạm dùng hộ chiếu “xịn” bị đánh cắp hoặc thất lạc.



Rất nhiều tấm hộ chiếu “xịn” dạng này được lấy từ hàng triệu du khách nước ngoài ghé thăm Thái Lan mỗi năm. Họ có thể mất hộ chiếu do đánh rơi, do để quên hoặc bị lấy trộm. Đã có những vụ tội phạm Thái Lan thuê phòng trong các khách sạn rẻ tiền, an ninh kém, nơi có đông khách du lịch bụi phương Tây sinh sống để tiện đột nhập vào các phòng khách lấy tài sản và hộ chiếu.



Ngoài ra còn phải tính tới việc một số tấm hộ chiếu “xịn” bị chính du khách bán ra chợ đen khi thiếu tiền. Một du khách người Pháp 24 tuổi giấu tên cho BBC biết rằng, anh đã được một người Iran ăn mặc chỉn chu tiếp cận và hỏi mua tấm hộ chiếu của mình với giá 240 USD. Anh nói rằng, người đàn ông này ở cùng một nhà trọ nơi anh đang sống tại đường Khao San ở Bangkok. Đường Khao San là quận tập trung đông dân du lịch bụi, cũng được cảnh sát Thái Lan đánh giá là điểm buôn bán hộ chiếu chợ đen lớn. “Một số người phương Tây đã bán hộ chiếu của họ lấy 500USD để có tiền tươi chi tiêu, sau đó báo cáo rằng hộ chiếu bị đánh cắp. Vì thế, chống lại tình trạng này là rất khó” - ông Chote cho biết.




Dịch vụ làm hộ chiếu giả được quảng bá đầy trên những trang web rao vặt tai tiếng như Silk.Road.



Bậc thầy làm giả



Các tấm hộ chiếu “xịn” sau đó sẽ được chuyển cho một chuyên gia chỉnh sửa thông tin. Kẻ này hoặc sẽ thay đổi ảnh trong hộ chiếu, trang chứa thông tin về dữ liệu nhận dạng hoặc toàn bộ ảnh và các thông tin quan trọng. Song thứ giá trị nhất thường là các dấu thị thực nằm ở bên trong.



Cảnh sát Thái từng kết hợp với một người đàn ông Pakistan giả dạng khách mua hàng để bắt chuyên gia chỉnh sửa thông tin hộ chiếu Sabananthan Kanagasabai. Gã này luôn mang theo tấm hộ chiếu Sri Lanka thật của mình, bên cạnh ít nhất 4 tấm hộ chiếu giả khác với 3 từ Ấn Độ và 1 từ Canada.



Sabananthan Kanagasabai là bậc thầy về chỉnh sửa hộ chiếu, dù gã chỉ “chế tác” thông tin giả bằng các vật dụng đơn giản như máy sấy, kéo, máy ép plastic, kìm dập lỗ và một chiếc máy tính đặt bàn. Tất cả các công cụ này được đặt trong căn hộ trông xoàng xĩnh của gã ở Bangkok. Khi lục soát, cảnh sát tìm thấy trong căn hộ 73 tem thị thực và nhập cư giả từ khắp nơi trên thế giới, gồm tem do các tòa lãnh sự Đức, Pháp, Áo... đặt ở Thái Lan và Indonesia cấp. Họ cũng thu giữ 255 tấm hộ chiếu từ 33 nước khác nhau, chủ yếu là châu Âu và châu Á.



Sabananthan Kanagasabai thường chuyển hộ chiếu giả qua dịch vụ của hãng FedEx, trong các khoang chứa bí mật nằm bên trong một cuốn sách trẻ em với tựa đề Nursery Rhyme Book của Beatrix Potter. Không giống hộ chiếu làm giả toàn bộ có giá rẻ mạt, một tấm hộ chiếu sử dung phôi “xịn” với visa “xịn” tới Mỹ hoặc Anh, thường khó làm giả bởi các biện pháp an ninh ngặt nghèo, có thể bán với giá tới 2.400USD. Một tấm hộ chiếu Anh đã thay ảnh cũng đạt giá 2.900USD.



Vấn đề là Sabananthan Kanagasabai không phải “nghệ nhân” làm hộ chiếu giả duy nhất. Quan chức Cơ quan điều tra đặc biệt Thái Lan (DSI) là Tinawut Slilapat từng nói với tờ The Big Chilli hồi năm 2012 rằng có khoảng 20 băng nhóm làm hộ chiếu giả rất mạnh đang hoạt động tại nước này, phần lớn nằm dưới sự lãnh đạo của các tên tội phạm tới từ Nam Á hoặc Trung Đông.



Các nhóm này làm đủ loại hộ chiếu giả và sẽ bán hết ra ngoài cho các tay tội phạm khác gây tội ác ngoài Thái Lan. Theo Tinawut, một tấm hộ chiếu dùng phôi “xịn” thường được bán với giá từ 1.500 - 3.000USD, tùy thuộc vào tình trạng, quốc tịch, số năm còn hạn. Hộ chiếu Anh, Italia, Tây Ban Nha và các hộ chiếu châu Âu khác có giá khoảng 1.000USD. Hộ chiếu Israel có giá từ 1.500 - 2.000USD, trong khi hộ chiếu Canada có giá tới 3.000USD.



“Nhu cầu hộ chiếu giả vô cùng lớn và lừa đảo danh tính là một công cụ để hỗ trợ các hoạt động phạm tội khác” - Tinawut nói - “Chúng ta đang đề cập tới một nguồn doanh thu béo bở cho các tổ chức tội phạm”.



Công cụ của khủng bố



Cảnh sát Thái Lan trước đây chỉ xem làm giả hộ chiếu là tội phạm lặt vặt. Nhưng dưới áp lực từ phương Tây sau các vụ khủng bố 11.9, giờ họ đã phải tiến hành nhiều hoạt động trấn áp, nhất là sau vụ việc có liên quan tới Hambali - kẻ chủ mưu đứng sau các vụ khủng bố Bali hồi năm 2002.



Hambali là thủ lĩnh nhóm khủng bố Jemaah Islamiyah có quan hệ với Al-Qaeda. Hambali sở hữu một tấm hộ chiếu Tây Ban Nha giả làm từ phôi “xịn”, trong đó mô tả y là một doanh nhân thành đạt. Tuy nhiên, y đã bị bắt cùng tấm hộ chiếu này khi tới thành phố Ayuthaya của Thái Lan vào tháng 8.2003. Cảnh sát sau đó bắt tiếp Mohammed Ali Hossain, quốc tịch Bangladesh - một chuyên gia làm giả giấy tờ đã cung cấp cho Hambali tấm hộ chiếu.



Được biết, cảnh sát từ 8 nước gồm Canada, Pháp, Tây Ban Nha, Italia, Đức, Nhật Bản, Australia và Mỹ đã tổ chức họp chung với Thái Lan mỗi tháng 1 lần tại Bangkok, chỉ để bàn về việc chống hộ chiếu giả.



Một viên cảnh sát châu Âu cho hãng tin BBC biết rằng, mình đã phải “nằm vùng” tại Bangkok trong 18 tháng qua. Ông không muốn tiết lộ tên tuổi, vì sợ bị tội phạm phát hiện danh tính. Theo ông, hộ chiếu giả từ Thái Lan bắt đầu gây vấn đề với đất nước mình từ 2-3 năm qua và đánh giá hộ chiếu giả giống như “cầu nối dẫn tới đủ loại tội phạm”.



“Thái Lan là đất nước nơi anh có thể mua những chiếc đĩa DVD, túi xách giả. Hộ chiếu chỉ là một phần của ngành công nghiệp làm giả đó, nếu nhìn từ một góc độ. Tư tưởng của những kẻ làm hộ chiếu giả cũng chẳng khác những tay làm đồng hồ Rolex dỏm. Chỉ là hoạt động kinh doanh thuần túy” - ông nói.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

5 kiều nữ Việt xinh đẹp nắm giữ khối tài sản khổng lồ


Đều sinh ra và lớn lên trong những gia đình bề thế, các kiều nữ 8x, 9x với năng lực thực tại và ngoại hình xinh đẹp đã khiến không ít người phải khâm phục cả về khối tài sản khổng lồ lẫn trình độ chuyên môn.


Kiều nữ 9x Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh

Cái tên Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh đã trở lên khá quen thuộc từ hơn một năm nay, khi những hình ảnh và thông tin của cô gái 9x đầy rẫy trên mạng, nhưng cuộc sống ngoài đời của kiều nữ này vẫn là một ẩn số. Mọi người chỉ biết rằng, Nhất Hạnh không chỉ là cổ đông lớn của Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE), con gái của Chủ tịch Nguyễn Thị Mai Thanh mà còn có một thành tích học tập đáng nể và ngoại hình xinh đẹp.

Sinh năm 1991 trong gia đình có 4 thành viên, khi mới 18 tuổi, Nhất Hạnh đã là thí sinh đạt chứng chỉ tiếng Anh IELTS cao nhất Việt Nam, với tổng điểm trung bình là 8,5 - trong đó kỹ năng đọc viết đạt 9 điểm. Cô cũng đã tốt nghiệp đại học ở Anh và từ tháng 7.2013, Nhất Hạnh bắt đầu công việc mới tại công ty môi giới bảo hiểm Jardine Lloyd Thompson.

Vào tháng 1.2013, kiều nữ 9x này đã từng gây xôn xao dư luận khi mua 1 triệu cổ phiếu REE, tăng lượng sở hữu từ 2,16 triệu lên 3,16 triệu đơn vị. Khi đó, trong tay nữ triệu phú 9x là khối tài sản ước tính 40 tỷ đồng, tương ứng 2 triệu USD. Nhất Hạnh cũng chính thức trở thành triệu phú đôla trẻ nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Kiều nữ 8x Đặng Huỳnh Ức My
Đặng Huỳnh Ức My sinh năm 1981, là con gái của Chủ tịch HĐQT Thành Công - bà Huỳnh Bích Ngọc, người được mệnh danh là “nữ hoàng mía đường”. Cha của cô là ông Đặng Văn Thành - cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Anh trai là ông Đặng Hồng Anh - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal). Ông Đặng Hồng Anh vừa từ nhiệm Thành viên HĐQT Sacombank.

Nguyễn Huỳnh Ức My Ức My từng sang New Zealand học tập và lấy bằng cử nhân Quản trị kinh doanh - tài chính. Sinh ra trong gia đình có truyền thống kinh doanh, kết hợp với khả năng thiên phú, Đặng Huỳnh Ức My nhanh chóng khẳng định tên tuổi của mình trên thương trường.

Tuy nhiên, không theo chân bố và anh trai Đặng Hồng Anh, Đặng Huỳnh Ức My nối nghiệp mẹ khi làm việc trong ngành mía đường. Với nhiều thành tựu nổi bật từ khi bước chân ra thương trường, Ức My được mệnh danh là “công chùa” ngành đường.

Nữ doanh nhân giàu có và tài giỏi này hiện đang giữ những trọng trách lớn như Chủ tịch HĐQT tại Công ty Cổ phần Bourbon Tây Ninh (SBT), Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Đường Biên Hoà (BHS), Thành viên BKS Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS)


Kiều nữ Trần Thị Quỳnh Ngọc

Trần Thị Quỳnh Ngọc Là con gái duy nhất của doanh nhân quá cố Trần Văn Cường và Chủ tịch đương nhiệm tập đoàn Nam Cường, Trần Thị Quỳnh Ngọc được kỳ vọng là người kế thừa sản nghiệp do cha mẹ mình gây dựng.

Tại Nam Cường, lượng cổ phần Phó chủ tịch HĐQT Trần Thị Quỳnh Ngọc sở hữu lên tới 11,11%. Quy ra tiền mặt theo giá trị cổ phiếu, số tiền thuộc sở hữu của cô vào khoảng 500 tỷ đồng.

Quỳnh Ngọc ít xuất hiện trước công chúng, trừ một số dịp đặc biệt của doanh nghiệp, nơi cô đang là Phó chủ tịch HĐQT

Kiều nữ nhà họ Phạm - Phạm Đỗ Diễm Hương

Cô gái sinh năm 1989 gây sốt giới kinh doanh khi tại Đại hội cổ đông thường niên tháng 5.2013 của Công ty cổ phần Nhựa Tân Đại Hưng (mã TPC), đã trúng cử vị trí Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc công ty.

Phạm Đỗ Diễm Hương là con gái ông Phạm Trung Cang - nguyên Chủ tịch TPC, nguyên Thành viên hội đồng sáng lập ngân hàng ACB, nguyên Phó Chủ tịch Eximbank.

Cô gái trẻ này hiện đang sở hữu hàng trăm nghìn cổ phiếu TPC, tương đương với 11% vốn. Trước đây, Diễm Hương cũng thường xuất hiện trong danh sách cổ đông của ngân hàng ACB và Eximbank (EIB) cùng với các thành viên khác trong gia đình.

Ông Phạm Trung Cang là Chủ tịch HĐQT công ty Nhựa Tân Đại Hưng nhiệm kỳ 2012 - 2016, đồng thời cũng là cổ đông lớn với tỷ lệ sở hữu của riêng ông và người thân lên đến hơn 24%. Ông là người đã gắn bó cùng TPC từ những năm 1978 trong cương vị Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc.

Kiều nữ của Tập đoàn Tân Tạo - Nguyễn Phương Anh

Là con gái của Chủ tịch HĐQT tập đoàn Tân Tạo Đặng Thị Hoàng Yến, cô gái sinh năm 1985 Nguyễn Phương Anh đã tốt nghiệp cử nhân Đạo diễn sân khấu, tốt nghiệp Đại học Oxford (Anh), là một trong 10 sinh viên đạt điểm tuyệt đối về Luật của nước Anh năm 2002 đang sở hữu lượng cổ phiếu tương đương với hơn 700 tỉ đồng tại Tập đoàn Tân Tạo.

Dung mạo của kiều nữ này vẫn còn bí ẩn song những thành tích của cô lại vô cùng đáng nể. Năm 2003, Phương Anh đoạt giải nhì Văn chương toàn nước Anh và năm 2004 cô đoạt giải nhì cuộc thi phim dành cho các đạo diễn đang là sinh viên ở Anh.

Hiện nay, Phương Anh quyết định tạm ngừng việc học để về nước tạo dựng một sự nghiệp mới còn rất non trẻ ở Việt Nam, đó chính là lĩnh vực truyền hình và công nghệ điện ảnh. Nguyễn Phương Anh hiện đang là thành viên Công ty CP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo, ủy viên HĐQT của tập đoàn này.

Theo Thụy Miên
Một Thế giới

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Báo Mỹ đăng chùm ảnh mang tên “Việt Nam của bạn”


(Dân trí) - Chùm ảnh “Your Vietnam” (Việt Nam của bạn) được đăng tải trên tờ tạp chí du lịch khám phá nổi tiếng của Mỹ - National Geographic - đã đưa lại những góc nhìn sinh động về đời sống thường nhật trên khắp các vùng miền của Việt Nam.


Cùng chiêm ngưỡng chùm ảnh “Your Vietnam” với những góc nhìn sinh động về cuộc sống thường nhật trên khắp các vùng miền Tổ quốc:


Vịnh Hạ Long (Ảnh: Simone Fisher)


Ruộng bậc thang ở vùng núi phía Bắc (Ảnh: Lê Đức Thọ)


Cậu bé chăn trâu ở Sapa (Ảnh: Tiong Wee Wong)


Phố phường Hà Nội (Ảnh: Lesley Williamson)


Người thanh niên bất ngờ bị hỏng xe dưới trời mưa ở thành phố Hồ Chí Minh (Ảnh: Ulysse Lemerise Bouchard)


Hình ảnh một cô bé người Dao đỏ ở Sapa rụt rè đứng bên bậu cửa nhìn người khách du lịch (Ảnh: Kimberley Coole)


Người lái đò trên sông Thu Bồn ở Hội An (Ảnh: Aaron Santos)


Bãi biển Cửa Lò (Ảnh: Bùi Hoàng Hải)


Những đồi cát ở Bình Thuận (Ảnh: Nguyễn Hiền)


Vườn quốc gia Ba Vì sau cơn mưa (Ảnh: Seok Ping Goh)


Những cô bé háo hức ngước nhìn thác Voi ở gần Đà Lạt (Ảnh: Madeleine Stevens)


Những cô gái mặc áo dài trắng đi lễ ở chùa Tây Phương, ngoại thành Hà Nội (Ảnh: Paul Levrier)


Vịnh Hạ Long (Ảnh: Monika Potocka)


Khu phố cổ Hà Nội (Ảnh: Shawn Hughes)


Ẩm thực đường phố tại Hội An (Ảnh: Thomas Freeman)


Người bán bóng bay trên phố phường Hà Nội (Ảnh: Patrick Lenhart)


Bà cụ bán hương ở Huế (Ảnh: Jamie Lafferty)


Những chiếc xe chở hàng ở Việt Nam là một nét đặc biệt gây ấn tượng đối với khách du lịch nước ngoài (Ảnh: Scot Montjoy)


Ruộng bậc thang ở miền núi phía Bắc (Ảnh: Kim Harmassi)


Trở về nhà lúc hoàng hôn (Ảnh: Lê Đức Thọ)


Hội An lúc lên đèn (Ảnh: Peter Cazenas)


Em bé người Dao đỏ ở vùng núi phía Bắc (Ảnh: Stephen Govel)


Hội An đẹp cổ kính (Ảnh: Aaron Santos)


Một người phụ nữ ở Tả Phìn, Sapa cặm cụi bên chiếc máy khâu (Ảnh: Anand Khokha)


Người phụ nữ H’Mông hoa địu con tới chợ phiên (Ảnh: Doug Jones)


Những tín đồ đạo Cao Đài đang hành lễ (Ảnh: Brendan Bucy)


Một bé gái ở thành phố Hồ Chí Minh (Ảnh: Mike de Lange)


Cô bé H’Mông hoa ở Lào Cai (Ảnh: Mederick Guedon)


Một người bán hàng rong ở phố cổ Hà Nội (Ảnh: Michael Maher)


Một cặp đôi đang chụp ảnh cưới ở Hà Nội (Ảnh: Jose Truchado)


Cảnh sát giao thông (Ảnh: YingTao Hu)


Một phụ nữ bồng con chờ chồng về ở cảng Mũi Né (Ảnh: Vidal Nicolas)

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS