Khám phá điểm mạnh của bản thân

Xác định điểm mạnh của bản thân

Hãy dành thời gian để đánh giá bản, tự hào liệt kê những điều thông thường bạn sẽ không nói về bản thân. Sau đó, nếu bạn cảm thấy đủ dũng cảm, hãy gửi email cho 3 người bạn tin tưởng nhất trong cuộc sống và hỏi họ điều họ thấy ấn tượng nhất về bạn. Hãy nói bạn đang đánh giá bản thân và cần ý kiến đóng góp của họ. Bạn có thể ngạc nhiên và thú vị với những điều nghe được.
Khám phá điểm mạnh của bản thân | Quản trị cuộc đời

Khám phá điểm mạnh của bản thân | Quản trị cuộc đời

Tiếp đó, hãy nhìn vào những thông tin bạn nhận được. Bạn có thể thấy nền tảng hay xu hướng gì? Bạn biết mình giỏi điều gì? Có thể bạn nhận ra mình là người tỉ tỉ, gọn gàng, có khả năng khiến người khác cảm thấy thoải mái và luôn duy trì động lực làm việc tốt, điều đó có nghĩa là bạn có khả năng làm tốt vị trí lãnh đạo. Hay bạn yêu công nghệ, đọc hiểu tốt và có sự hài hước, hãy thử công việc viết blog, viết báo.
Đừng ngại hay cảm thấy áp lực khám phá khả năng của bản thân. Nó là bước đầu tiên để bạn có thể chạy bền trong sự nghiệp dài. Sau khi thực hiện 3 bước trên, hãy hít thở sâu. Giờ đây, bạn có bản đồ kỹ năng của mình và bắt đầu suy nghĩ về những gì sẽ làm với chúng. Xem thêm: Bài tập trắc nghiệm khám phá bản thân. Dưới đây là 6 việc bạn cần làm để có thể khám phá bản thân cũng như những điểm mạnh của chính bạn.

Để ý lời khen của người khác

Cách lý tưởng nhất để khám phá sức mạnh bản thân đó là để ý đến những lời khen mà người khác dành cho bạn. Có thể chúng phản ánh các ưu điểm của bản thân mà chính bạn cũng không nhận ra. Chằng hạn như "Bạn thật dũng cảm làm sao" hoặc "Tôi ước gì mình cũng rộng lượng như bạn".

Xác định được động lực trong hiện tại

Bạn đã bao giờ thử trả lời những câu hỏi như "Hoạt động nào làm mình thấy hứng thú?" hay "Công việc nào cuốn hút bản thân?". Câu trả lời cho những vấn đề này sẽ ngay lập tức chỉ ra thế mạnh của bạn. Một khi đã xác định được chúng, bạn có thể bắt tay vào phát triển và tận dụng chúng để phục vụ cho cuộc sống của mình.

Tham gia các cuộc khảo sát

Hiện nhiều phương tiện truyền thông đang tổ chức các cuộc khảo sát nhằm giúp mọi người xác định được ưu và nhược điểm của bản thân. Một trong số đó là website www.realise2.com. Bạn có thể tham gia chúng để biết được thế mạnh của bản thân là gì. Đây là bước đầu tiên trên hành trình phát triển và tận dụng những khả năng mà mình có.

Đánh giá mức độ khả thi của các ý tưởng

Có những người mặc dù sở hữu năng lực sáng tạo dồi dào nhưng lại không tận dụng được nó. Sở dĩ có điều này là do họ chỉ tập trung vào việc nghĩ ra ý tưởng mới mà không có sự nhìn lại và đánh giá xem mức độ khả thi của chúng. Vì thế đôi khi việc sử dụng năng lực sáng tạo ít nhưng chất lượng còn hơn là không có sự kiểm soát hay định hướng đúng đắn. Xem những bài viết hay nhất về khám phá bản thânkỹ năng mềm.

Sử dụng đúng thế mạnh cho từng vấn đề

Không phải ai cũng sử dụng đúng ưu điểm của mình cho từng trường hợp cụ thể. Thông thường, khi có vấn đề nảy sinh người ta thường cố giải quyết nó một cách gượng ép mà không suy nghĩ xem liệu mình đã dùng đúng thế mạnh hay chưa? Do đó hãy căn cứ vào tình huống để quyết định phương án xử lý và khi không phát huy được ưu điểm của bản thân thì đừng ngần ngại mà nhờ đến sự trợ giúp từ người khác.

Tìm cách khắc phục điểm yếu

Có thể bạn cho rằng những khuyết điểm nho nhỏ không hề hấn gì với cuộc sống của mình nhưng liệu bạn có biết một điều là đôi khi thuyền cũng có thể chìm bởi một lỗ thủng nhỏ. Vì thế nên thận trọng nếu không muốn lâm vào tình cảnh này. Việc tìm cách khắc phục những điểm yếu cũng tựa như việc chèo thuyền, cần hành động ngay chứ không đợi đến lúc thuyền sắp chìm mới hốt hoảng tát nước hoặc nhảy ra khỏi nó. Xem thêm: Làm thế nào để tự tin giao tiếp?

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Kỹ năng khám phá bản thân

Hãy tưởng tượng bản thân bạn là một hộp diêm với các que diêm bên trong. Làm sao để biết mình có những que nào và que nào cháy tốt nhất? Hãy chui ra khỏi vỏ ốc của mình và hoạt động để cọ xát chúng, bạn sẽ biết ngay thôi!

Vì sao Edison lại là một nhà khoa học với 1.907 phát minh sáng chế mà không phải là một nhà văn? Vì sao Bill Gates trở thành ông chủ của tập đoàn Microsoft khổng lồ mà không phải là đầu bếp? Vì sao Linh Nga là một nghệ sĩ múa được yêu thích mà không phải là một bác sĩ? Còn bạn, bạn có thể là một người như thế nào đó đặc biệt hơn không?

Đây là bảo bối đầu tiên cần bỏ vào chiếc giỏ Kỹ năng sống

Để thành công, đầu tiên bạn phải hiểu mình là người như thế nào. Nếu biết mình là một chú lạc đà, có bứu để trữ nước, có chân dài để đi bộ, có lông mi để che chắn bão cát…thì ắt hẳn chú sẽ chọn sống trên sa mạc hơn là thích thú an phận trong sở thú. Nếu biết mình là một chú chim với đôi cánh khỏe mạnh cùng thân hình nhẹ nhàng, ắt hẳn bạn sẽ muốn sống tự do trên bầu trời thay vì khoái chí vì mình đã tìm được một chiếc lồng thật đẹp. Khi không biết mình là ai, có tiềm năng gì, người ta sẽ cam chịu với số phận hiện tại và nghĩ rằng: “thế là đủ”. Tuy nhiên, hiểu được bản thân thì bạn sẽ làm được nhiều hơn những gì bạn nghĩ.
Kỹ năng khám phá bản thân

Kỹ năng khám phá bản thân

Việt Nam có một loại dừa rất đặt biệt tên là dừa sáp, nó chỉ có thể cho ra loại dừa này nếu sống tại khu vực Cầu Kè (tỉnh Trà Vinh) và không thể cho ra loại quả sáp đó  nếu mọc trên những vùng đất khác. Ai trong đời cũng có ước mơ, nhưng ước mơ ấy chỉ là hạt giống. Muốn nó đâm mầm nảy nở, bạn phải tìm ra mảnh đất phù hợp với nó. Để làm được điều đó, bạn phải hiểu mình là “loại dừa nào”, để biết mảnh đất sống của mình là ở đâu. Nếu không, bạn sẽ loay hoay mãi giữa trăm phương nghìn nẻo của cuộc đời này.

Một đầu bếp nổi tiếng trên chương trình tivi đã bảo rằng, để có một món ăn ngon, bạn phải nêm nếm trong quá trình chế biến. Nếu món ăn thiếu đậm đà, ta nên thêm ít muối, nếu món ăn thừa ngọt, ta nên tránh thêm đường. Hiểu rằng mình đang thiếu gì, thừa gì, sẽ giúp bạn hoàn thiện bản thân mình. Nếu không, thêm vào cái mình đã dư trong khi điều mình thiếu vẫn hoài khiếm khuyết. Muốn bù khuyết, phát huy ưu, phát triển bản thân, trước tiên bạn phải hiểu về chính mình.

5 chiếc dao để “mổ xẻ” bản thân?

Cách 1: “Soi gương”

Mỗi người xung quanh là một chiếc gương để bạn tự soi vào. So sánh với những người khách là một cách để bạn nhận ra mình đang cao hay thấp, trắng hay đen, giỏi chỗ nào và dở chỗ nào.

Cách 2: Lắng nghe

Rất nhiều những đặc điểm mà khi bạn bộc lộ, mọi người sẽ nhận thấy nó. Do đó, những lời nhận xét từ bố mẹ, thầy cô và bè bạn là nguồn thông tin tham khảo đắt giá để bạn hiểu chính mình hơn.

Cách 3: Nội quan (tự quan sát bên trong)

Nhà trường có thể dạy bạn nhiều thứ bên ngoài như Toán, Sinh, Vật lý, Lịch sử... nhưng lại không có môn học nào để bạn tìm hiểu về chính mình. Khó khi nào một anh chàng thanh niên, một bạn tuổi teen lại chịu ngồi im hàng giờ để suy nghĩ về mình, đó chính là khuyết điểm lớn của tuổi trẻ. Hãy dành thời gian để trả lời những câu hỏi sau, bạn có thể mất vài phút hoặc vài giờ cho một câu hỏi. Tuy nhiên đừng nản chí, cứ xem đó là một bài thi tốt nghiệp cho môn « Khám phá bản thân » mà điểm của nó sẽ ghi lên « Giấy chứng nhận làm người » của mình.

Hãy kể ra ít nhất 60 điểm mạnh của bạn.

+ 20 đặc điểm về hình dáng bên ngoài mà bạn cho là đẹp (đừng nghĩ rằng 20 là quá nhiều nhé, chính những đặc điểm càng về sau lại là những điểm mà bạn chưa bao giờ nghĩ tới. Nếu có thể, hãy vượt trên cái mốc 20 này, bạn sẽ thấy thêm những điểm mà có thể chưa ai nhìn thấy)
+ 20 điểm tính cách khiến cho người khác yêu thích bạn
+ 20 điểm khả năng/sở trường của bạn

Hãy kể ra ít nhất 60 điểm hạn chế của bạn.

+ 20 đặc điểm về hình dáng bên ngoài mà bạn cho là xấu
+ 20 điểm tính cách khiến cho người khác ghét bạn
+ 20 khả năng/sở trường mà bạn rất kém
-          Hãy kể ra 30 điều bạn thích và 30 điều bạn ghét
-          10 hoàn cảnh khiến bạn tự tin và 10 hoàn cảnh làm cho bạn sợ hãi
-          Bạn muốn trở thành một người như thế nào? (về nghề nghiệp, gia đình, con cái, thu nhập, lối sống, bạn bè)
-          Bạn hoàn toàn có thể tự đặt ra thêm những câu hỏi có ý nghĩa với mình và hãy tự hoàn thành chúng.

Cách 4. Thực hiện các trắc nghiệm tâm lý

Mỗi bài trắc nghiệm tâm lý có thể xác định một nét tính cách của bạn hay một khả năng nào đó mà bạn đang có. Hãy gặp các chuyên viên tâm lý để có những trắc nghiệm này. Cẩn thận khi sử dụng các trắc nghiệm vui trên báo hoặc internet vì chúng chỉ mang tính chất giải trí.

Cách 5  - Phương pháp hiệu quả nhất : “Bung” mình trong các hoạt động

Th.Tr (sinh viên năm nhất) bất ngờ khám phá ra rằng mình nấu ăn khá tốt khi đăng kí một lớp học nấu ăn ở nhà văn hóa. H.C (học sinh lớp 12) rất vui sướng khi nhận ra rằng mình cũng có khiếu ăn nói trước công chúng sau một lần « liều mình » làm MC cho chương trình văn nghệ của lớp. K.D (học sinh lớp 10) nhận ra khả năng viết lách của mình « hơi bị được » khi chị biên tập nức nở khen trong một lần thử viết bài cộng tác gửi về cho báo.
Khi tham gia vào một hoạt động, bạn sẽ bung khả năng và tính cách tương ứng với hoạt động đó. Vì vậy, càng thử thách mình qua nhiều hoạt động khác nhau, các que diêm lần lượt được thử lửa và bạn sẽ khám phá ra những khả năng tiềm ẩn của mình. Xem các bài viết hay để học kỹ năng giao tiếp hiệu quả.
Hãy xem, có biết bao người đã xây dựng nên tên tuổi nhờ một lần tình cờ nào đó phát hiện ra khả năng tiềm ẩn. Tình cờ « hát chơi » trong một show chụp hình quảng cáo mà Noo Phước Thịnh đã được anh Tuấn Khanh phát hiện và Noo bước ngoặt sang nghề ca sĩ, nhờ « làm thêm »  bằng công việc phụ bếp cho một nhà hàng tại Hong Kong năm 13 tuổi mà ẩm thực thế giới có Yan Can Cook ngày nay... Cũng nhờ những lần tình cờ tương tự như thế mà biết bao doanh nhân, nhà giáo, nhà khoa học, chính trị gia, diễn giả, chuyên viên...đã phát hiện ra khả năng của mình và « bén duyên với nghề ».
Bài tập của bạn : Hãy liệt kê tất cả những hoạt động nào bạn có thể tham gia:
+ Ở trường ?
+ Tại nhà ?
+ Ngoài xã hội ? (các nhà văn hóa, trung tâm kỹ năng sống, các lớp năng khiếu, các câu lạc bộ, những tổ chức đoàn thể...)
Đừng từ chối những cơ hội để bạn thử sức mình như: những cuộc thi trong lớp, những hoạt động ngoại khóa trong trường, một cuộc thi trên báo, một mùa hè đi làm tình nguyện... Tham gia càng nhiều hoạt động, bạn sẽ càng hiểu mình hơn.
Hãy tưởng tượng bản thân bạn là một hộp diêm với các que diêm bên trong. Làm sao để biết mình có những que nào và que nào cháy tốt nhất? Hãy chui ra khỏi vỏ ốc của mình và hoạt động để cọ xát chúng, bạn sẽ biết ngay thôi!

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Những trao lưu đang gây sốt trên cộng đồng mạng

Thanh niên nghiêm túc là trào lưu đang được cộng đồng mạng lang truyền mạnh nhất trong thời gian gần đây bên cạnh các trào lưu khác như: chế tin nhắn điện thoại, comment facebook bằng hình ảnh...
Sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là tính tương tác cao của các mạng xã hội thời gian gần đây đã trở thành môi trường thuận lợi cho nhiều trào lưu mới lạ. Chỉ cần vài hình vẽ cách điệu, một câu phát ngôn không chủ đích hay chỉ là những dòng đối đáp hài hước trong tin nhắn cũng có thể trở thành đề tài bàn tán, gây cười.
Dưới đây là những trào lưu vừa xuất hiện khiến các cư dân online thích thú.

Thanh niên nghiêm túc

Khi xã hội có quá nhiều “trò lố”, bạn trẻ bỗng dưng chán việc trở thành những con rối, họ quyết tâm biến mình trở nên khác biệt bằng cách: trở nên nghiêm túc. Nghiêm túc từ các ăn nói, ứng xử, nhận định vấn đề, kịch liệt lên án những hình ảnh, phát ngôn mà thay vì trước đây họ chỉ cười trừ hay "ném đá".
5 trào lưu mới khuấy đảo cộng đồng mạng
Trào lưu thanh niên nghiêm túc đang khuấy đảo cộng đồng mạng.
5 trào lưu mới khuấy đảo cộng đồng mạng
Trào lưu này ra đời và ngay lập tức nhận được nhiều phản ứng tích cực của cộng đồng mạng. Những fanpage ủng hộ trào lưu nhận được lượt theo dõi lớn, các xưng hô, đối đáp đậm chất “trẻ” nay chuyển sang “nghiêm túc hóa” toàn tập.
Vấn đề mà những “Thanh niên nghiêm túc” quan tâm, bàn luận cũng không nằm ngoài những đề tài đang rất nóng bỏng như Bà Tưng, đi xe vi phạm giao thông... Tuy nhiên, trào lưu này đang trở nên quá lố khi cư dân mạng lấy hình ảnh cá nhân của một số bạn trẻ mang ra chế.

Có một sự thích nhẹ

Trào lưu này bắt nguồn từ sở thích thêm âm nhấn đằng sau mỗi câu nói của các bạn trẻ - người rất thích tạo ra những điều mới lạ. Nói nhiều thành quen, quen rồi thành khó bỏ, nhiều người bị ảnh hưởng cách nói này rồi lâu dần cảm thấy hay hay, thú vị khó bỏ.
Thậm chí họ còn tiết lộ mình cảm thấy vui hơn, hưng phấn hơn mỗi khi được thêm từ “nhẹ” vào mỗi câu nói. Clip tuổi học trò “Có một sự thích nhẹ” ra đời càng làm nhiều bạn trẻ biết đến và học theo trào lưu này.
5 trào lưu mới khuấy đảo cộng đồng mạng
5 trào lưu mới khuấy đảo cộng đồng mạng
Đến người nổi tiếng cũng phát cuồng vì trào lưu này.
“Có một sự đói nhẹ”, “Có một sự thất vọng nhẹ”, “Có một sự vui nhẹ” – là những “phiên bản”của trào lưu độc đáo này.
Tuy nhiên, có một số bạn trẻ vì quá lạm dụng từ “nhẹ” trong câu nói của mình nên gây ra sự nhàm chán, khó chịu cho người nghe – đọc cũng như không được lịch sự khi giao tiếp với người lớn tuổi.

Trào lưu chế ảnh

Từ khi trào lưu này ra đời thì trên khắp các trang mạng, những phát ngôn hay hình ảnh nhân vật nổi tiếng xuất hiện tràn lan. Chỉ với một bức ảnh, cư dân online đã chế biến thành nhiều nội dung khác nhau. Tiêu biểu là chàng bánh giò và nàng bánh tráng trộn trong clip Xin lỗi, anh chỉ là thằng bán bánh giò, Chi Pu và Cường Seven chia tay, Bà Tưng, Ngọc Trinh hay mới đây là chàng trai phát ngôn không tin vào phụ nữ trong chương trình Ai là triệu phú.
5 trào lưu mới khuấy đảo cộng đồng mạng
Giải trí, gây cười chính là mục đích chính của trào lưu này nhưng đôi lúc, những kiểu chế ảnh quá lố hay đùa dai của một số bạn trẻ hưởng ứng trào lưu đã làm những người có hình ảnh hay phát ngôn bị chế cảm thấy tổn thương, suy sụp. Thậm chí, đôi khi còn ảnh hưởng đến danh dự của những người nổi tiếng.

Bình luận bằng ảnh

Trào lưu này ra đời từ khi mạng xã hội có thêm tính năng bình luận bằng ảnh và đến nay vẫn chưa hề giảm nhiệt. Từ lúc còn bỡ ngỡ đến khi sử dụng thành thạo, những người dùng cách bình luận bằng ảnh này thường mang lại cho người xem một sự thích thú nhất định.
Tuy nhiên, ngay từ lúc xuất hiện, bình luận bằng ảnh cũng có nhiều biến tướng không tốt. Có những hình ảnh rất thô tục và mang nội dung hạ thấp danh dự cũng như ý đồ rất khiếm nhã làm cho chủ nhân viết trên trang cá nhân đó có cảm giác mình bị coi thường, xúc phạm.
5 trào lưu mới khuấy đảo cộng đồng mạng
Hot girl, hot boy, người nổi tiếng trở thành nhân vật trong các bình luận bằng ảnh.
5 trào lưu mới khuấy đảo cộng đồng mạng
Hình ảnh bình luận mang tính hài hước nhưng dễ gây hiểu nhầm
Nhiều người sử dụng mạng xã hội đã đồng loạt lên tiếng phản ứng, chỉ trích, thậm chí tuyên bố “cạch mặt” với trào lưu này.
Thế nhưng, đã là trào lưu thì không thể cấm và cũng không thể loại bỏ được hoàn toàn, vì thế, chỉ còn cách trông đợi vào ý thức người sử dụng.
Chế tin nhắn
Sau bình luận bằng ảnh, một ngày, cộng đồng online xuất hiện những bức ảnh chụp màn hình các tin nhắn. Sự khác biệt ở tin nhắn này là yếu tố... chế. Giới trẻ thoải mái ghi lại những đoạn đối thoại vui trong các mối quan hệ, mẹ con, người yêu, đồng nghiệp, bạn bè...
5 trào lưu mới khuấy đảo cộng đồng mạng
Những tin nhắn chế được giới trẻ chia sẻ nhiều.
Hầu hết, những tin nhắn này mang tính chất hài hước, ít phản cảm hơn so với bình luận bằng ảnh hoặc chế ảnh.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Cử nhân thất nghiệp, đừng đổ tội hết cho khủng hoảng

Nghịch lý trong đào tạo và sử dụng mới là điều khiến những nhà hoạch định chính sách giáo dục phải suy ngẫm.
Trong tình hình kinh tế khó khăn, hàng trăm nghìn doanh nghiệp phá sản, giải thể, đình đốn sản xuất, hoặc sống dở chết dở thì nhu cầu tuyển dụng giảm dẫn đến thất nghiệp tăng lên là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, trước thông tin hàng chục ngàn cử nhân phải “ngồi chơi xơi nước” trong khi nhiều ngành nghề, vị trí công việc đang rất cần nhân lực lại không có nguồn, thì lỗi ở đây không chỉ do khủng hoảng kinh tế nữa.

Do đâu cử nhân thất nghiệp?

Theo Tổng cục Thống kê, trong quý I/2013, cả nước có 183.600 người mới gia nhập thị trường lao động. Tuy nhiên, do nền kinh tế không tạo đủ việc làm nên số lượng người thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn có xu hướng gia tăng. Trong đó, theo thông tin từ nhiều địa phương, số lượng cử nhân, có em tốt nghiệp loại giỏi vẫn không thể có việc làm. Đơn cử như Thanh Hóa có tới gần 25.000 sinh viên thất nghiệp (con số cộng dồn nhiều năm).

Vì sao có thực trạng trên? Câu trả lời có lẽ không khó vì vấn đề này đã được nói tới quá nhiều, ròng rã trong nhiều năm qua, với những bất cập: Định hướng nghề nghiệp, quy hoạch nguồn nhân lực, đào tạo và tuyển dụng…

Một điệp khúc lặp lại trong thời gian dài: Để giảm áp lực về giải quyết việc làm cho bậc đại học, các trường nên làm tốt công tác phân luồng, tư vấn và định hướng cho học sinh sau khi tốt nghiệp THCS nên theo học các trường trung cấp nghề. Doanh nghiệp cần phối hợp với các đơn vị đào tạo để công bố chi tiết về yêu cầu chất lượng, tỉ trọng cơ cấu nguồn nhân lực... Nói thì dễ, nhưng thực tế chưa đạt được là bao?

Nhiều nghịch lí trong công tác đào tạo

Một nghịch lý tồn tại quá lâu: Một số chuyên ngành cần nhân lực, như: bác sỹ, dược sỹ, cử nhân y tế công cộng, kỹ thuật viên trung cấp,… nhưng không có hoặc có rất ít nguồn tuyển dụng. Trong khi đó, các chuyên ngành nhu cầu tuyển dụng đã đủ, nhưng nguồn tuyển dụng khá phong phú. Hay quá nhiều loại hình đào tạo khiến quy mô đào tạo ngày càng phình to ra, trong khi đó nhu cầu tuyển dụng ngày càng ít… là bài toán đặt ra từ lâu vẫn chưa có lời giải thỏa đáng.

Ở một góc độ khác, theo ông Vương Văn Việt- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, điểm khiếm khuyết trong đào tạo và sử dụng lâu nay chỉ nghĩ đến một vế là hành chính - sự nghiệp, trong khi nhân lực cần cho cả nền kinh tế và nhu cầu của các hệ thống doanh nghiệp, thì ắt dẫn đến “bội thực” nguồn cung. Vậy ai có vai trò quyết định, trách nhiệm chủ chốt để giải quyết khiếm khuyết này?

Nếu nói về định hướng, một việc có lẽ không nằm ngoài khả năng là khảo sát, điều tra dự báo xu hướng biến động về nhu cầu sử dụng lao động để nhà trường, thí sinh và xã hội đều biết, nhưng thực tế các cơ quan quản lý liên bộ, liên ngành, các tỉnh, thành phố thực hiện được bao nhiêu? Có lẽ không nhiều, nên thực tế như một bài viết trên báo Thanh Niên có người có bằng cử nhân, thậm chí thạc sĩ giờ phải đi học… trung cấp để tăng cơ hội kiếm được việc làm!

Hiện tại, các địa phương đang “đau đầu” nghiên cứu, tìm cách sắp xếp, bố trí việc làm cho các sinh viên đang thất nghiệp. Nhưng trong điều kiện như hiện nay, liệu có bao nhiêu cử nhân sẽ được “cứu”? Những lứa sinh viên ra trường năm sau và những năm tiếp theo sẽ như thế nào khi giải pháp mang tính chiến lược để giải quyết cái gốc vấn đề vẫn… còn phía trước?

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

70% sinh viên ngành công nghệ thông tin phải đào tạo lại

Đặc biệt đối với sinh viên mới tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin, chỉ khoảng 15% đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và chiếm hơn 80% lập trình viên phải đào tạo lại…


Kết quả khảo sát của Viện Chiến lược công nghệ thông tin (CNTT) cho thấy có 72% sinh viên ngành CNTT thiếu kinh nghiệm thực hành, 42% thiếu kỹ năng làm việc nhóm, 100% không biết lĩnh vực hành nghề là gì. Đặc biệt đối với sinh viên mới tốt nghiệp, chỉ khoảng 15% đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và chiếm hơn 80% lập trình viên phải đào tạo lại…


ngành công nghệ thông tin
Mỗi năm nhân lực ngành CNTT được đào tạo khá nhiều, trong đó riêng TPHCM năm 2013 là 18.799 sinh viên. Tuy vậy, nguồn nhân lực này muốn sử dụng theo nhu cầu của doanh nghiệp phải đào tạo bổ sung (chiếm 70%). Tại hội thảo chuyên đề “Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực CNTT gắn với nhu cầu doanh nghiệp” do Báo Giáo dục TPHCM, Trung tâm Thông tin dự báo nguồn nhân lực TPHCM và Trường Cao đẳng nghề CNTT tổ chức, các đại biểu đã bàn thảo nhiều giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, góp phần tăng giá trị gia tăng cho ngành nghề này.
Theo Khánh Bình, SGGP

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Ba chị em sinh ba cùng đậu đại học

Lần đầu tiên có một trường hợp hy hữu nhất từ trước đến nay, ba chị em sinh ba ở huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai cùng đậu Đại học Y Dược TP.HCM.

Chuyện hy hữu: Ba chị em sinh ba cùng đậu đại học 1
Ba chị em sinh 3 Châu Thanh - Đan Thanh - Bảo Thanh (từ trái sang) - Ảnh: Trần Cao Phúc
Đó là ba chị em Nguyễn Đan Thanh, Nguyễn Bảo Thanh và Nguyễn Châu Thanh (sinh ngày 25.12.1995).
Chị Trịnh Thu Ba là mẹ của ba cô bé, cho biết Châu Thanh có số điểm là 27, Đan Thanh và Bảo Thanh cùng được 27,5 điểm (chưa cộng 1,5 điểm khu vực).
Ngoài ra, Châu Thanh, Bảo Thanh còn đậu vào Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, riêng Đan Thanh thì đậu vào Trường ĐH Ngoại Thương cơ sở TP.HCM.
Hai vợ chồng chị Trịnh Thu Ba và anh Nguyễn Thanh vốn là công nhân viên chức nhà nước, được một thời gian thì chuyển sang làm nghề dịch vụ nấu ăn.
Gia đình anh chị khá nổi tiếng ở địa phương vì có con học rất giỏi.
Họ có 5 cô con gái. Cô con đầu là Nguyễn Thanh Tú, đã tốt nghiệp Học viện Ngân hàng, cô thứ hai là Nguyễn Thanh Nhân, đang học năm thứ ba Trường ĐH Ngoại thương.
Trong ba chị em sinh ba, Đan Thanh và Châu Thanh sẽ học ngành Dược còn Bảo Thanh chọn học ngành Răng Hàm Mặt.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

2 năm đã bị bỏ lỡ...

"Và một năm nữa lại trôi qua, khi nhìn lại quảng thời gian năm 2 đầy sóng gió, cô ấy nhận ra rằng bản thân mình không thể nào cứ tiếp tục để tình trạng này tiếp diễn mãi được..."

Năm nay cô ấy 21 tuổi, hiện đang là sinh viên năm 3, đáng nhẽ ra là năm 4 so với bạn cùng trang lứa. Ngày trước cô ấy đã đối diện với việc rớt ĐH, chấp nhận học nguyện vọng 2 vào cái ngành mình mình không thích để vẫn được mang tiếng là đậu ĐH. Thế rồi, một học kỳ trôi qua, cô ấy nhận ra rằng mình vẫn còn tình yêu say đắm với nước Nhật, thế là cô ấy suy nghĩ bao nhiêu đêm để lựa chọn việc tiếp tục học hay là bỏ để ôn thi lại. Cuối cùng cô ấy nhận ra rằng, chỉ khi nào học mà có đam mê thật sự thì mới theo đuổi đến cùng được.

Cô ấy đã làm được, đậu ĐH lần thứ 2, và dường như khi đạt được mong ước của mình cô ấy đã "ngủ quên" trong chiến thắng. Khác với một số trường, trường ngoại ngữ nếu không học hành chăm chỉ sẽ chẳng thể nào thi cử được, không thể có chuyện học dồn đợi tới ngày thi mới cắm đầu học, quá muộn. 

Năm đầu tiên trôi qua, cô ấy học hành lơ là, cô ấy đổ lỗi cho tiếng Nhật khó và cuối năm bị xếp loại yếu. "Cú tát" ấy dường như vẫn chưa khiến cô ấy tỉnh ngộ ra. Và một năm nữa lại trôi qua, khi nhìn lại quảng thời gian năm 2 đầy sóng gió, cô ấy nhận ra rằng bản thân mình không thể nào cứ tiếp tục để tình trạng này tiếp diễn mãi được.

Có vẻ như những người học yếu thích đổ lỗi cho hoàn cảnh. Khi cuộc sống sinh viên quá thỏa mái, việc học cứ nhàn nhàn trôi qua. Thích thì đi học, không thích thì nghỉ, cũng không có ai cấm được. Cô ấy dần dần mất kiến thức cơ bản, không thể theo kịp chương trình trên lớp, thi cử đến thì hên xui có thể chép được bài còn không thì thôi. Mỗi lần đến thi cử là cô ấy lại cuống cuồng cả lên, gấp rút ôn bài, được chữ nào hay chữ đó. 

Mỗi lần đến lớp, cô ấy rất sợ khi bị thầy cô kêu đứng dậy trả lời, học năm 2 rồi mà giao tiếp còn bập bẹ, thầy cô nói gì không hiểu. Và việc đến lớp ngày càng trở nên áp lực với cô ấy hơn, cô ấy luôn có cảm giác bị bạn bè khinh thường mình học dốt, mặc cảm bản thân đã không cố gắng. Vô hình chung, cô ấy tự nhận rằng bản thân mình là một người học dốt, không có năng khiếu học ngoại ngữ.

Năm 2 kết thúc với điểm số thấp lè tè, cô ấy khóc khi nhận ra mình đã đánh mất quá nhiều thời gian. Trong khi bạn bè giờ đây gần ra trường rồi mà mình vẫn lẹt đẹt học hành thế này, tương lai mình sẽ như thế nào, ra trường với tấm bằng trung bình hoặc có thể chẳng được ra trường, ra trường ai xin việc cho mình khi gia đình chẳng khá giả gì…Cô ấy đã lãng phí tuổi trẻ của mình, lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc.

Cột mốc quan trọng nhất để cô ấy thay đổi bản thân chính là việc người yêu cô ấy nhận được học bổng qua Nhật. Cô ấy cảm thấy rất mặc cảm và xấu hổ trong khi người yêu giỏi giang còn mình thì dốt như thế này. Cô ấy lao vào tìm kiếm những học bổng qua mạng nhưng cái nào cũng đòi hỏi trình độ giỏi giang, hoặc tự túc thì tốn hơn 200 triệu, nhà cô ấy không đủ khả năng cho cô ấy đi. Cô ấy chỉ mong được làm lại từ đầu, thà làm từ bây giờ còn nếu không sẽ mãi chẳng được cái gì cả.

Ước mơ cháy bỏng được qua Nhật ngay từ lúc đặt bút viết hồ sơ thi ĐH bỗng nhiên trỗi dậy. Cô ấy nhận ra rằng thà mình một lần nữa lùi một bước, chấp nhận theo sau bạn bè nhưng sau này tình hình sẽ khá hơn rất nhiều. Sau nhiều đêm suy nghĩ và tham khảo ý kiến của bạn bè, mặc dù không muốn chia tay bạn bè nhưng vì việc học quan trọng hơn bất cứ thứ gì nên cô ấy quyết định bảo lưu một năm.
2-nam-da-bi-bo-lo
Đúng, sự lựa chọn sáng suốt này khiến cho cô ấy cảm thấy rất nhẹ nhõm hơn rất nhiều. Một năm, cô ấy sẽ có đủ thời gian để ôn tập lại toàn bộ kiến thức để có nền tảng học năm 3 chuyên ngành. Tiếng Nhật là một mốn rất khó, nếu không xác định vững kiến thức ngay từ đầu thì xác định lên năm 3 sẽ không thể nào học theo kịp. Và cô ấy lại rất sợ cảm giác khi phải đối diện năm 3 như hồi còn năm 2. 

Cô ấy nghĩ rằng nếu mình bảo lưu sẽ ôn tập cho thật kỹ, sẽ cố gắng kiếm một cái học bổng được qua Nhật. Còn nếu học tiếp tục thì cơ hội được qua Nhật sẽ không bao giờ có được.

Cô ấy đã bỏ phí 2 năm, đó sẽ là một bài học cực kỳ đắt giá của tuổi trẻ. Không bao giờ muộn cho một người muốn bắt đầu lại, quan trọng rằng cô ấy đã nhận ra đâu là điều cần thiết cho bản thân nên làm. Vạch ra một kế hoạch cụ thể cho việc học và có một ước mơ rõ ràng thì dù ta có đi chậm nhưng sẽ rất chắc chắn.

Một lời khuyên chân thành mà cô ấy muốn dành cho tất cả mọi người là, đừng bao giờ để lãng phí thời gian và sống thì phải có ước mơ.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Làm thế nào để tạo thói quen tốt cho mỗi kỳ thi

Nếu bạn biết cách quản lý, phân phối thời gian một cách khoa học và hợp lý trong suốt quá trình học; bạn không chỉ giảm thiểu căng thẳng trong mỗi kỳ thi, mà còn đạt tối đa hiệu suất và kết quả học tập cao.
Đối với hầu hết sinh viên, mỗi mùa thi đến thường dẫn đến căng thẳng và lo lắng nếu các bạn không chăm chú việc học hành trong cả quá trình học. Bởi tâm lý chung là “nước đến chân mới nhảy” và thường nhồi nhét cấp tốc một khối lượng không nhỏ kiến thức các môn học, thậm chí là thức rất khuya để ôn bài.

Nếu bạn biết cách quản lý, phân phối thời gian một cách khoa học và hợp lý trong suốt quá trình học; bạn không chỉ giảm thiểu căng thẳng trong mỗi kỳ thi, mà còn đạt tối đa hiệu suất và kết quả học tập cao. Dưới đây là 14 ghi chú mà các bạn có thể tham khảo, đặc biệt là tân sinh viên:

Làm thế nào để tạo thói quen tốt cho mỗi kỳ thi 1

1. Chuẩn bị cho mình một cuốn sổ ghi chú cho mỗi môn học ngay từ đầu năm. Khi bạn hoàn thành một chương trên lớp, ngay lập tức bạn viết ghi chú và tóm tắt vào cuốn sổ đó. Ghi ra những ý chính mà bạn đã học được từ mỗi bài học để giúp tâm trí bạn giữ lại sự kiện quan trọng. Mỗi khi rảnh rỗi hoặc cuối tuần bạn mang nó ra để trao đổi với bạn bè hoặc nhờ người thân hỏi bạn về các kiến thức trong đó. Các kiến thức trên lớp bạn đã học gần như được giữ nguyên vẹn; mỗi khi kỳ thi đến bạn chỉ cần bỏ ra đọc lại là ổn.

2. Không khó để sở hữu cho mình một thiết bị kỹ thuật số đa năng mà không quá đắt như: điện thoại, máy nghe nhạc… Vì vậy, bạn có thể ghi lại các ghi chú của bạn trên các thiết bị đó; nghe lại trong thời gian rảnh rỗi. Như vậy bạn có một cuốn sách âm thanh, tập trung vào các từ và cố gắng ghi nhớ chúng lúc bạn nghe lại.

3. Tùy môn học, tìm hiểu làm thế nào để có thể hệ thống hóa kiến thức một cách khoa học, dễ hiểu để bạn nhớ nó lâu hơn. Việc sơ đồ hóa kiến thức một cách tóm tắt, tạo mối liên hệ logic chúng với nhau sẽ giúp bạn học nhanh và nhớ lâu. Bởi trực quan chắc chắn sẽ giúp bạn nhớ rất lâu và khi cần lấy lại cũng rất nhanh và chính xác.

4. Ngay sau khi bạn kết thúc một chủ đề, môn học; bạn có thể lên thư viện tìm một cuốn sách liên quan và đọc thêm thông tin về chủ đề này. Tìm kiếm câu hỏi có liên quan đến chủ đề và cố gắng tránh sự nhầm lẫn, nhiều loạn khi bạn nghiên cứu về chủ đề đó.

5. Trong quá trình học, bạn cố gắng giải quyết những câu hỏi trên bằng cách viết đầy đủ các ý; đảm bảo rằng chính xác, gọn gàng về chính tả và ngữ pháp. Bởi đến thời gian ôn thi, bạn không có thời gian làm việc đó mà chỉ cần gạch ra những đầu dòng các ý chính.

6. Tạo cho mình một thời gian biểu cho ngày thi của các môn thi bằng cách đánh dấu ngày trên lịch để bàn. Như vậy, bạn có thế sắp xếp, chủ động về thời gian để chuẩn bị cho mỗi môn thi đó.

7. Lập cho mình danh sách các môn học và các chủ đề trong môn học đó. Ngay sau khi bạn học xong môn học đó, bạn đánh dấu vào các chủ đề để nhắc bạn các chủ đề đó đã được nghiên cứu.

8. Dành thời gian học tập của bạn khi bạn cảm thấy thoải mái nhất; tránh nên cố học khi bạn cảm thấy quá mệt mỏi. Nếu bạn học trong một thời gian dài, nên tạo ra những khoảng thời gian để bạn nghỉ ngơi; có thể là 20 phút hoặc lâu hơn.

Làm thế nào để tạo thói quen tốt cho mỗi kỳ thi 2
9. Tạo nhóm học tập. Học nhóm có thể chia sẻ được các ghi chú, ý tưởng để giải quyết được những vấn đề và giúp bạn nhớ lâu. Tuy nhiên, nên tuân thủ nghiêm chỉnh và tôn trọng thời gian của nhóm để đạt hiệu quả.

10. Lập kế hoạch thi thử và kiểm tra lại kiến thức cho chính mình. Tất cả những việc bạn phải làm là ghi lại những gì mình đã học hoặc giải quyết vấn đề mà câu hỏi có thể đặt ra. Lúc này, phương tiện của bạn để giải quyết vấn đề trên là tờ giấy trắng và cây bút mà thôi.

11. Lập mục tiêu cho mỗi môn học và thực hiện nó một cách kiên trì. Điều này sẽ tạo cho bạn động lực, quyết tâm để thực hiện mục đích đó.

12. Nên ngủ đủ giấc vào ban đêm vì thật khó cho bạn có thể tập trung hay tiếp thu hiệu quả nếu bạn không dành đủ thời gian ngủ vào đêm hôm trước. Khi ngủ đủ giấc bạn thấy tinh thần sảng khoái và sẵn sàng cho bất cứ điều gì.

13. Khi học một chủ đề nào đó, hãy bắt đầu với phần nào mà bạn cảm thấy khó nhất. Bởi đến lúc ôn thi, bạn sẽ ít nhất không cảm thấy lo lắng về phần đó.

14. Theo dõi thời gian biểu hàng ngày; vào ngày đầu tiên nó sẽ là một thách thức, ngày thứ hai nó sẽ trở thành một thực tế, ngày thứ ba nó sẽ trở thành một thói quen của bạn. Nó sẽ tạo cho bạn một nguyên tắc để bạn học tập và làm việc trong cường độ cao.

Từ lý thuyết đến thực tế phải thông qua hành động. Học tập trong môi trường Đại học và Cao đẳng với cường độ rất cao và sinh viên chủ yếu là tự nghiên cứu. Trên đây là 14 ghi chú mà các bạn có thể tham khảo. Chúc các bạn đạt hiệu quả cao nhất trong năm học mới!

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Thành công có phụ thuộc vào bằng đại học?

Chúng ta hãy thử "đào sâu" về vấn đề này, thông qua những con số và số liệu cụ thể nhé.

Qua bộ ảnh Infographic cực kỳ dễ hiểu này, các bạn sẽ thấy rõ được rằng liệu con đường dẫn đến thành công có nhất thiết phải phụ thuộc vào tấm bằng đại học hay không. Hy vọng nó sẽ giúp những bạn hiện đang bi quan với kết quả thi vào đại học của mình có thể tìm được một lời giải đáp, hoặc ít nhất là có thể không bi quan với nó nữa.

Thành công có phụ thuộc vào bằng đại học? 1

Thành công có phụ thuộc vào bằng đại học? 2

Thành công có phụ thuộc vào bằng đại học? 3

Thành công có phụ thuộc vào bằng đại học? 4

Thành công có phụ thuộc vào bằng đại học? 5

Thành công có phụ thuộc vào bằng đại học? 6
Nguồn ảnh: VTC Academy 

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Không phải cứ đam mê là đủ

Thường mọi người sẽ thiên về hướng đi theo ngành nghề mà mình thích, đam mê. Tuy nhiên một số anh chị vừa thi ĐH xong lại cho rằng không hẳn lúc nào cũng theo đuổi đam mê là đúng.
Xác định đúng thực lực

Không phải bất kỳ ai cũng đều nhất định phải vào ĐH, ngoài ĐH vẫn còn vô vàn những lựa chọn khác phù hợp hơn với thực lực của bản thân.

Bạn ước mơ được bước vào giảng đường, thế nhưng bạn có mức học trung bình đều các môn, một lời khuyên chân thành là bạn nên chọn một trường cao đẳng hoặc trung cấp. Bây giờ không thiếu những trường có ngành bạn thích, bạn đừng có suy nghĩ rằng cái bằng CĐ hoặc trung cấp sẽ không có giá trị, nhầm rồi đấy. Khi bạn được đào tạo bài bản chuyên môn, giỏi chuyên ngành thì dù bạn có học gì đi nữa thì nhất định bạn sẽ xin được việc làm.

Không phải cứ đam mê là đủ 1
Ảnh minh họa.
T.Thảo (21t, Đà Nẵng) kể rằng: “Mình có nhỏ bạn rớt tốt nghiệp cấp 3, nhà cũng hoàn cảnh lắm nên bạn ấy quyết định đi làm luôn chứ không đi học nữa. Sau 3 năm chăm chỉ làm việc thì từ một công nhân bình thường với lương 3 triệu/tháng thì nay bạn ấy vừa làm vừa học lớp quản lý. Cuối cùng bạn ấy đã đậu, bây giờ lương cơ bản là 6 triệu/tháng. Bạn ấy quyết định đi học thêm ngoại ngữ nữa để nâng cấp bậc lên, có cơ hội thăng tiến lên. Nhìn bạn mình đã đi làm kiếm được tiền, còn mình thì vẫn là sinh viên, không biết tương lai trôi về đâu nữa.”

Thực tế có rất nhiều bạn học vài năm ở ĐH rồi cảm thấy chương trình quá nặng, khả năng theo không nổi rồi lại bỏ giữa chừng để thi lại một trường thấp hơn.

Có những bạn học trường trung cấp chuyên nghiệp khoảng 2 năm là ra trường, xin được việc làm ngon lành, lại đúng nghề. Như thế còn hơn cả khối người cầm cái bằng ĐH nhưng lại lận đận tìm việc làm, thất nghiệp, làm trái nghề.

Xác định chính xác

Ở đây có nghĩa là bạn phải chú trọng việc chọn ngành mà đảm bảo sau nhiều năm học ra trường chắc chắn là có việc làm.

Một số bạn chọn những ngành nghề hot ở hiện tại bây giờ nhưng liệu có chắc chắn rằng trong 4, 5 năm tới nó có còn hot không. Một ví dụ tiêu biểu chính là ngành Ngân hàng, điểm lúc nào cũng cao vời vợi, lương cao, đầy hứa hẹn. Vậy khi bạn chọn ngành này bạn phải xác định rằng ít ra phải học thật sự giỏi, hoặc du học Thạc sĩ nước ngoài thì họa may bạn mới có cơ hội xin được việc làm. Trong khi đó, hiện nay ngành Ngân hàng lại đang gặp rất nhiều khó khăn, lương bị cắt giảm chỉ còn 2-3 triệu một tháng, hoặc có những ngân hàng lương thử việc cực kỳ thấp hoặc không có lương nhưng không dám chắc bạn có thể được nhận vào.

Không phải cứ đam mê là đủ 2
Ảnh minh họa.
H.Mai (sinh viên năm 2 ĐH SP) kể rằng: “Học Sư phạm, Bách khoa, Kinh tế nghe oách thật đấy nhưng thật không biết ra có việc làm không. Mình chọn Sư phạm là do muốn gia đình đỡ tốn tiền học phí, học rồi nhưng chắc chắn là sau này sẽ không xin được đúng việc. Mình có bà dì cũng học Sư phạm Anh nhưng 7, 8 năm nay vẫn chạy sô đi dạy thêm chứ chưa được nhận dạy chính thức, bấp bênh lắm.”

Có một số ngành đảm bảo tương đối đầu ra như An ninh, Sư phạm Mầm non, Điện, CNTT. Chẳng hạn như An ninh bạn phải xác định học cho thật giỏi để đậu ĐH, con trong ngành đã được cộng 2đ, còn không bạn học trung cấp. Khi học xong bạn sẽ được phân công về khu vực mình sống để làm việc. Hay Mầm non thì dù không dù không xin làm chính quy được thì bạn có thể xin vào làm tư nhân, hiện nay có rất nhiều trường mầm tư thục và mầm non quốc tế mọc ra.

Gần đây nhất chính là trường hợp của thủ khoa Lê Văn Ngọ, ĐH GTVT ra trường với điểm trung bình 8.77 nhưng vẫn rất khó khăn để tìm được việc làm, vẫn phải đi làm thêm để trang trải cuộc sống với thu nhập khoảng 1.5-2 triệu/tháng.

Tạm kết

Có những con đường đi khác nhau nhưng đều đến chung một cái đích. Quan trọng là bạn lựa chọn con đường nào phù hợp nhất với khả năng của bản thân mình thì mới cố gắng hết mình được. Đam mê cũng tốt nhưng biết nhìn nhận vào thực tế thì càng tốt hơn.
ST
>>>Xem thêm những trang lưu bút dễ thương, mẩu thông điệp tình yêu ý nghĩa, những bức thư gửi người thân cảm động, hay những lá thư tình lãng mạn.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Căng thẳng chỗ trọ đầu năm học mới

Một chỗ ở an toàn, giá cả hợp lý là mối quan tâm hàng đầu của các tân sinh viên khi về thành phố nhập học.
“Em ở Linh Trung, Thủ Đức gần trường Đại học Bách Khoa. Diện tích phòng em là khoảng 9m2 mà có 3 bạn ở, tiền phòng trọ là 1 triệu chia 3, tiền điện nước, tiền điện là 3.500 đồng/kwh, còn nước thì tính bình quân đầu người là 45.000/tháng. Bạn em đã chuyển lên quận 10 hết và chỗ trọ của em cũng thường hay mất laptop nên em thấy cũng không ổn, với lại sinh viên sống thử ở đó cũng nhiều, em thấy mất an ninh lắm”. "Nhà trọ diện tích 12m2, cũng gần trường, đi xe đạp khoảng 15 phút. Tiền nhà trọ là 2,5 triệu/tháng, ở cùng với 3 người. Nhà trọ tương đối thoải mái có 1 nhà vệ sinh riêng. Ở đó cũng tương đối ồn, muốn kiếm 1 nhà trọ khác có thể thoải mái hơn, tiền nhà trọ thấp hơn một chút”.
Trên đây là chia sẻ của hai sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Huyền, sinh viên năm 2 Trường ĐH Bách khoa và Trần Thị Hồng Thắm, sinh viên năm 3 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, đã mấy tuần nay ráo riết tìm phòng trọ nhưng vẫn chưa tìm được chỗ ưng ý. Như một thông lệ, sau đợt nghỉ hè, các sinh viên về quê và khi trở lại TPHCM, thì hầu hết chủ nhà đều yêu cầu tăng tiền phòng trọ. Ghi nhận xung quanh khu đô thị ĐHQG TPHCM tại Thủ Đức, phòng trọ diện tích 9m2 giá khoảng 800.000 đồng, ở thêm người thứ ba sẽ tăng thêm 100.000 đồng. Phòng trọ có gác thì khoảng 1,2 triệu - 1,4 triệu, chưa tính điện nước. Càng vào khu vực nội thành, giá nhà trọ càng tăng lên. Tại khu vực Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, giá phòng dao động từ 2 - 3 triệu, diện tích dưới 20m2. Tại quận 7, quận 4 phòng trọ có gác từ 1,8 triệu đến 2 triệu dành cho 2 đến 4 người ở.
Căng thẳng chỗ trọ đầu năm học mới 1
Năm nay, tại ký túc xá ĐHQG TPHCM khuyến khích tất cả các sinh viên năm nhất của các trường thành viên vào ở ký túc xá. Ảnh: internet
Trần Thị Mỹ Dung, sinh viên năm 2 Trường ĐH Tôn Đức Thắng luôn tất bật đi tìm phòng trọ, vậy nhưng đã đi xem đến gần 10 chỗ vẫn không thuê được bởi: nơi mất an ninh, nơi thì giá đắt, nơi lại xa trường… khiến em rất mệt mỏi: “Năm nay, em gái của em vào Sài Gòn học, em muốn tìm một phòng để hai chị em ở chung. Hiện em ở huyện Nhà bè giá 1,2 triệu/phòng, trong nội thành các quận 3, 5 nhà trọ mắc quá, từ 2,5 triệu, 3 triệu, 4 triệu một phòng”.
Hầu như sinh viên nào cũng trải qua vài ba lần thay đổi chỗ trọ là chuyện bình thường, bởi với túi tiền hạn hẹp, thuê phòng rộng rãi thì giá cả đắt đỏ; phòng vừa túi tiền thì chật chội, nóng bức. Vì vậy, với những sinh viên mà chúng tôi gặp đều ngao ngán lắc đầu với “cuộc chiến” tìm nhà trọ của mình. Bạn Nguyễn Thị Thanh Hương, sinh viên năm cuối trường ĐH Kinh Tế Luật đã rút ra những kinh nghiệm sau hơn 3 năm liên tục chuyển nhà: “Trước khi tìm phòng trọ thì các bạn nên xem qua các nhà trọ, phòng trọ ở tại nơi mà mình muốn tìm rồi hỏi coi những người đang sống ở đó thì giá cả ở đó sẽ như thế nào, phòng ở có tốt hay không, ông chủ, bà chủ có khó tính hay không. Bạn cũng nên hỏi ý kiến của những anh chị đi trước xem thử phòng trọ ở đâu thì thường rẻ, thường an toàn”.
Có những người cũng vất vả không kém khi mới đầu tháng 8 đã đi gõ cửa từng chủ nhà trọ, làm việc trực tiếp với UBND các phường, các quận tập trung nhiều trường đại học cao đẳng để tìm kiếm những chỗ trọ an toàn cho sinh viên. Đó là đội hình khảo sát nhà trọ của Trung tâm hỗ trợ Học sinh Sinh viên TPHCM và kết quả là có khoảng 4.000 chỗ trọ đang chờ đợi sinh viên có nhu cầu. Ông Dương Trọng Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợ Học sinh Sinh viên TPHCM cho biết: “Chúng tôi cũng liên hệ lại với các cô bác chủ nhà có mối quan hệ với trung tâm trong việc cho sinh viên thuê trọ cũng được chúng tôi lọc lại. Trong năm nay, chúng tôi đã có kế hoạch tìm kiếm 4.000 địa chỉ trọ dành cho sinh viên. Đến thời điểm này, chúng tôi có khoảng 3.000 và vẫn đang tích cực vận động thêm”.
Một tin vui nữa dành cho các tân sinh viên, đó là các ký túc xá của các trường cũng ưu tiên dành chỗ ở cho các tân sinh viên nhập học. Đáng chú ý, năm học này, tại ký túc xá ĐHQG TPHCM khuyến khích tất cả các sinh viên năm nhất của các trường thành viên vào ở ký túc xá. Với hơn 16.000 chỗ ở mới, ông Trần Thanh An, Giám đốc Ký túc xá ĐHQG TPHCM phấn khởi cho biết nhiều sự thay đổi lớn trong năm học mới này. Đó là sinh viên sau khi đi xe buýt về khu A sẽ có xe trung chuyển đưa về khu B đến 23 giờ, tạo sự yên tâm cho sinh viên khi đi lại. Tại khu B năm nay có hơn 7.000 sinh viên ở nên tình hình an ninh trật tự, các dịch vụ đời sống cũng được tăng cường để sinh viên được thụ hưởng môi trường tiện nghi, hiện đại: “TPHCM và ĐHQG đã tạo điều kiện có được 16.000 chỗ ở trong năm học này. Đến tháng 1/2014, sẽ nâng tổng số chỗ ở lên 21.000 chỗ. Tôi nghĩ việc tạo hết sức mình để sinh viên vào ở ký túc xá, đây là trách nhiệm của chúng tôi trong quá trình tổ chức quản lý hiện nay. Làm thế nào đó để tạo môi trường cho sinh viên ở thoải mái, tiện nghi, đáp ứng yêu cầu đào tạo trong giai đoạn mới của đất nước”.
Ngoài ra, các trường có ký túc xá như: ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Văn Lang, ĐH Ngân hàng, ĐH Nông Lâm, ĐH Giao Thông Vận Tải… đều dành chỗ ở cho tân sinh viên. Ông Bùi Quang Việt, Giám đốc Ký túc xá ĐH Kinh tế TPHCM cho biết, trường dành 300 chỗ cho tân sinh viên tại 2 ký túc xá của trường. Ký túc xá ĐH Nông Lâm cũng dành 1.300 chỗ cho sinh viên mới, ưu tiên cho các đối tượng diện chính sách. Nếu có nhu cầu về chỗ trọ, sinh viên liên hệ trực tiếp với các trường đại học hoặc tại Trung tâm hỗ trợ Học sinh Sinh viên TPHCM để được tư vấn và giới thiệu chỗ trọ. Hy vọng với sự chuẩn bị về chỗ trọ như trên, các tân sinh viên sẽ bớt phần nào lo lắng trong muôn vàn nỗi lo khi về thành phố nhập học.
Theo Kenh14


>>>Xem thêm những trang lưu bút dễ thương, mẩu thông điệp tình yêu ý nghĩa, những bức thư gửi người thân cảm động, hay những lá thư tình lãng mạn.
 

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Cảm xúc từ những chuyến đi Mùa hè xanh

Những dòng cảm xúc bất chợt, những câu chuyện lượm lặt đâu đó trong những chuyến đi Mùa hè xanh trở thành đáng nhớ.Hãy dạo một vòng qua các status cảm xúc đầy dư vị của các chiến sĩ áo xanh DoubleMint các bạn nhé!

Mỏ Công, Tây Ninh: Hạnh phúc đến từ những niềm vui nhỏ bé
 
“10 ngày đã trôi qua, chỉ 10 ngày nhưng đã chất đầy bao kỷ niệm. Tham gia chiến dịch, tôi cảm giác mình lớn lên, trưởng thành hơn và nhìn cuộc sống này bằng con mắt khác hơn.Mỗi ngày đều có những niềm vui rất nhỏ bé, như hoàn thành một tuyến đường thanh niên “Xanh – Sạch – Đẹp”, sơn sửa xong một phòng học cho xã, hay đơn giản là thấy học trò thuộc lòng ro ro bài vừa dạy hôm qua. Hạnh phúc, đôi khi, là chỉ cần nhen lên những niềm vui nhỏ bé giản đơn như thế”.
 
Cảm xúc từ những chuyến đi Mùa hè xanh 1
Những nụ cười sáng bừng sức trẻ
 
Quận 9, TP.HCM: Trải nghiệm cuộc sống để trưởng thành
 
“Mùa hè xanh đối với tôi như là một thử thách trong cuộc sống, bởi có những điều mà tôi chưa từng được biết, chưa từng làm dù chỉ một lần. Mùa hè xanh như là một cuộc trải nghiệm cho bản thân, ở đây chúng tôi được học hỏi,được vui chơi, được giúp đỡ, quan trọng là làm được những đều mà bản thân mình chưa hề làm”.
 
Cảm xúc từ những chuyến đi Mùa hè xanh 2
Tuổi 20 xanh mãi màu xanh tình nguyện
 
Mỏ Cày, Bến Tre: Ngày đầu tiên trên bục giảng
 
“Nhớ ngày đầu tiên làm thầy giáo dạy tiếng Anh, thấy vừa run vừa oai khi trở thành thầy của mấy đứa nhóc. Mình hay tổ chức các gameshow cho tụi nhỏ tham gia để dễ nhớ bài học, phần thưởng là các thanh kẹo DoubleMint, tụi nhóc khoái lắm. Đến giờ thì cảm thấy yêu thương dâng đến tận tế bào khi đứng trên bục giảng, nhìn thấy gương mặt trẻ thơ bầu bĩnh của tụi nhỏ thật hiền, thật ngoan. Lúc bấy giờ, ta tự hỏi: những khó khăn nào có thể khiến ta nguôi yêu thương nhiều và nhiều hơn nữa với lớp học nhỏ bé này?”
 
Cảm xúc từ những chuyến đi Mùa hè xanh 3
Làm thầy giáo của tụi nhỏ, oách lắm nha!
 
Mỹ Thạnh, Long An: Đất đã hóa tâm hồn
 
“Từ cấp 3 mình đã rất háo hức với các chuyến tình nguyện của các anh chị sinh viên đại học, bây giờ đã được thỏa mong ước rồi. Lần đầu tiên tình nguyện, mình không chỉ cho đi mà còn được nhận lại rất nhiều từ những mặt trận xanh; từ những tấm lòng đồng bào, các em nhỏ; từ những vùng đất mới hôm nào tưởng chừng xa lạ mà khi chia tay “đất đã hóa tâm hồn”.
 
Cảm xúc từ những chuyến đi Mùa hè xanh 4
Những giọt nước mắt ngày chia tay
 
TP.HCM: Cảm ơn Mùa hè xanh
 
“Cảm ơn nhé, 30 ngày đầy ý nghĩa trong cuộc đời. Cảm ơn nhé, 15 người bạn, người đồng đội luôn tràn đầy tình thương mến thương. Cảm ơn nhé, Mùa hè xanh yêu dấu, cảm ơn tất cả, đã cho nhau những ngày khó quên trong đời, đã cho nhau những kỷ niệm đẹp nhất, vui nhất trong đời sinh viên”. 
 
Cảm xúc từ những chuyến đi Mùa hè xanh 5
Sẻ chia mệt nhọc
 
Cảm xúc từ những chuyến đi Mùa hè xanh 6
Hay những thanh sing - gum Doublemint cho tình bạn thêm gắn kết
Theo Kenh14 
 
>>>Xem thêm những trang lưu bút dễ thương, mẩu thông điệp tình yêu ý nghĩa, những bức thư gửi người thân cảm động, hay những lá thư tình lãng mạn.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS