Teen 12 dưới một góc nhìn thú vị

Thử quan sát ở một góc độ khác, ta sẽ thấy cuộc sống của teen cuối cấp không chỉ gói gọn trong chữ “học”.

Không áp lực điểm số, quan trọng là kiến thức

Tâm lý của mỗi teen 12 chỉ lo tập trung vào những môn chính, nên nếu có xui xẻo dính con "zero" to đùng thì có những bạn không hề buồn chút nào, miễn sao những môn ngoài môn chính điểm trên mức trung bình là được. Lớp 12 cần kiến thức là chính chứ không phải là cần điểm số để ganh đua nữa.

Ít làm phiền đến thầy cô

Chỉ còn một năm này nữa là xa lớp rồi nên tâm lý teen 12 thường cố gắng hạn chế những trò nghịch ngợm. Không lẽ năm cuối mà để lại ấn tượng xấu trong mắt thầy cô, bạn bè, như thế thì rất xấu hổ.

Teen 12 dưới một góc nhìn thú vị 1

Cho bạn mượn tài liệu, giúp đỡ trong khi kiểm tra

Việc học trong lớp không còn bị áp lực, nhiều bạn sẵn sàng cùng nhau trao đổi những tài liệu, những kinh nghiệm quý báu trong học tập, cùng nhau động viên nhất định phải đậu ĐH. Trong một lớp thường sẽ có nhiều bạn chọn khối thi khác nhau, thế là những tiết kiểm tra những bạn khối A sẵn sàng bày cho bạn khối C, D và ngược lại, tinh thần đoàn kết phát huy hết mức.

Hạn chế giận hờn

Năm cuối ai cũng muốn có thật nhiều kỉ niệm với bạn bè, đừng vì những chuyện nhỏ nhặt mà gây rạn nứt tình cảm với nhau. Những hiểu lầm, giận hờn nên trực tiếp trao đổi thẳng thắn với nhau chắc không ai nhỏ nhen tới mức, bạn mình xuống nước làm hòa mà mình lại cứ cố chấp không tha thứ được, xí xóa nhé.

Không cảm thấy quá đau khổ khi nhận được lời chia tay

Tình cảm những năm cuối cấp thật mong manh, bản thân mỗi teen 12 phải chịu rất nhiều áp lực từ gia đình, trường lớp, bản thân. Nếu như người đó không thông cảm được cho mình, không động viên mà lại khiến cho mình cảm thấy ngột ngạt thì tốt nhất nên chia tay để tập trung cho việc học. Và nỗi buồn chia tay với teen 12 cũng nhanh chóng bị “vùi” vào những bài kiểm tra, những buổi "chạy sô" đi học thêm và cả những chuyến đi chơi cùng với lớp. Như thế nổi buồn chia tay trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều, tương lai của ta đang đón chào ở phía trước.

Teen 12 dưới một góc nhìn thú vị 2

Những lúc rảnh rỗi không còn lang thang mà chỉ muốn ở nhà

Nhớ những lúc trước cứ hễ rảnh rỗi chút là lại phóng xe đi chơi với bạn bè, bỏ mặc những bữa cơm gia đình. Bây giờ cuối cấp mới thấm thía những giây phút ở bên gia đình biết bao. Sau này lên thành phố học sẽ chẳng còn ai thúc giục mình ăn cơm, không ai lo lắng quan tâm tới từng giấc ngủ, nỗi nhớ nhà ngập tràn trong tâm trí. Thế nên, ngây bây giờ teen nên trân trọng những phút giây ở bên gia đình.

Không quan tâm đến người khác nói xấu sau lưng

Nếu như người đó đã không biết tôn trọng bạn bè thì mình cũng không nên quan tâm đến làm gì, những lời nói xấu ấy cũng chẳng đáng để mình phải buồn. Quan trọng là ta sống thật, không làm gì phải hổ thẹn là được rồi. Năm cuối này còn rất nhiều chuyện quan trọng hơn rất nhiều hơn việc để ý những lời nói xấu như vậy.

Dẹp bỏ những cơn say nắng và nổi buồn vu vơ

Thời gian này không phải là lúc để teen "cảm nắng" vu vơ, hãy giấu tình cảm ấy đi sau này khi thi đại học xong hãy bộc lộ cho người ta biết. Và cũng đã qua rồi những ngày tháng mơ mộng, phải nhìn vào thực tế mình đang cần gì để cố gắng hết sức. Cái gì của ta thì trước sau gì nó sẽ vẫn thuộc về ta mà thôi.

Lúc stress hãy dẹp tất cả qua một bên và đi chơi

Việc học tuy rất quan trọng nhưng để nó thật sự có hiệu quả thì tâm trí phải thỏa mái, nếu không như vậy thì dù có ngồi vào bàn học thì cũng không thể “nhét” chữ vào đầu được. Lúc này, hãy dẹp hết chuyện bài vở sang một bên, alo cho bọn bạn đi chơi một bữa hoặc tự thưởng cho mình những niềm vui khác như đi shopping chẳng hạn. Đó là những cách xả stress rất hiệu quả.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Chia sẻ của những SV học ngành du lịch

Mức thu nhập của nghề hướng dẫn viên du lịch lên đến vài chục triệu đồng mỗi tháng, bù lại vất vả của nghề và của ngành Du lịch nói chung không phải ai cũng chịu đựng được.

Tốc độ phát triển của ngành Du lịch thời gian gần đây, kéo theo nhu cầu ngày càng gia tăng về nguồn nhân lực. Những con số về lượng khách du lịch không ngừng gia tăng trong những năm qua là tín hiệu vui cho nền "công nghiệp không khói" này. Tuy nhiên, dù mức thu nhập của nghề hướng dẫn viên lên đến vài chục triệu đồng mỗi tháng, nhưng các đơn vị lữ hành vẫn không tìm đủ ứng viên so với nhu cầu thực tế về cả số lượng và chất lượng bởi những khó khăn, vất vả của nghề không phải ai cũng chịu đựng được.

Với ý nghĩ sẽ được đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người, tìm hiểu nhiều nền văn hóa khác nhau, không ít bạn đã ước mơ trở thành một hướng dẫn viên du lịch hoặc theo đuổi một nghề nào đó thuộc ngành này.“Khám phá những vùng đất mới, những nền văn hóa mới, con người thú vị… là mong ước cháy bỏng của mình từ rất lâu rồi. Thế nên khi thi đậu vào khoa Du lịch, mình mừng lắm. Nó là khởi đầu thuận lợi để mình từng bước thực hiện ước mơ” - Lê Thị Thu Hường sinh viên năm hai của khoa Du lịch, ngành Quản trị Dịch vụ Lữ hành, trường ĐH Văn Hiến TP.HCM chia sẻ lý do mình học ngành Du lịch hiện tại. 

Chia sẻ của những SV học ngành du lịch 1
Lê Thị Thu Hường sinh viên năm hai của khoa Du lịch ngành Quản trị Dịch vụ Lữ hành, trường ĐH Văn Hiến TP.HCM

Tuy nhiên với những chuyến đi dài ngày, thời gian làm việc luôn thay đổi… là những mặt trái của nghề thì không phải ai cũng hiểu. Đã có rất nhiều bạn bị gia đình phản đối khi lựa chọn ngành học này bởi những bậc phụ huynh luôn muốn con mình làm nghề gì đó an nhàn hơn việc vắng nhà thường xuyên, thời gian dành cho gia đình rất ít, di chuyển nhiều, ăn nhanh, uống nhanh, áp lực phải chăm sóc và hòa giải nhiều mối quan hệ một lúc... khiến cho sức khỏe ảnh hưởng. Làm nghề hướng dẫn viên bạn có thể bị mất ngủ, khó thích nghi với việc thay đổi múi giờ nếu hành trình của bạn là những chuyến đi dài, vượt đại dương. Đôi khi bạn còn phải đứng ra thông dịch hay làm chứng, giải quyết các vấn đề rắc rối của khách du lịch trong mỗi chuyến đi, điều này có thể khiến bạn không phải là người gây ra rắc rối nhưng luôn là người phải gánh chịu. 

Do vậy, hướng dẫn viên du lịch phải tự trang bị cho mình những kiến thức văn hóa, ngoại ngữ tốt, hiểu biết phong tục các nơi và một bản lĩnh nghề nghiệp để ứng phó với bất kỳ tình huống phát sinh nào trong suốt thời gian dẫn tour ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Mặc dù mới chỉ là sinh viên năm 2 nhưng: “Để chuẩn bị hành trang khi ra trường, ngoài niềm say mê đối với những trang sách, Hường còn rất đam mê đi du lịch bụi và thường cùng bạn bè tổ chức đi du lịch ở những địa điểm mới. Trong những chuyến đi ấy, bao giờ Hường cũng tìm hiểu về lịch sử văn hóa, địa lý, những câu chuyện truyền thuyết… của vùng đất Hường đặt chân tới. Vừa thỏa mãn đam mê mà còn là hành trang quý báu cho nghề nghiệp của Hường sau này…” Thu Hường chia sẻ.

Chia sẻ của những SV học ngành du lịch 2
Tham gia nhiều hoạt động tích lũy kinh nghiệm từ khi đi học là điều rất có ích đối với những bạn muốn theo đuổi ngành này.
Bên cạnh việc học tập ở trường ra, để theo đuổi và dễ dàng thành công, nhiều bạn đã phải vừa học vừa làm để tích lũy kinh nghiệm. Vì vốn dĩ nghề này cần rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm thực tế thì khi ra trường mới dễ dàng được nhận vào một công ty nào đó. Điển hình là bạn Thu Hường, những lần tham gia các lớp tập huấn cán bộ đoàn hội trại thanh niên ,vì đàn em thân yêu… và từng đoạt giải Nhì 2 năm liên tiếp tại hội thi thuyết trình hướng dẫn du lịch chính là những trải nghiệm giúp cho Hường vững tin khi ra trường. Thu Hường chia sẻ thêm: "Các bạn đang có ước mơ tương lai bước vào ngành Du lịch thì ngay từ bây giờ nên rèn luyện sự năng động, nhanh nhẹn, hoạt bát, kỹ năng thuyết trình truyền cảm thu hút người nghe của mình từ chính những cuộc thi thường niên do nhà trường tổ chức. Những cuộc thi, hoạt động thanh niên… sẽ rất bổ ích với sinh viên như Hường bởi nó không chỉ là sân chơi lành mạnh, góp phần nâng cao sự tự tin, năng động, nhanh nhạy mà còn nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho Hường và các bạn khác một cách thiết thực nhất, cách dung nạp kiến thức nhanh, hiệu quả hơn cả”. 

Chia sẻ của những SV học ngành du lịch 3
Việc học tập những thầy cô là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ trong ngành tại các trường truyền đạt kiến thức, thắp lửa nhiệt huyết, niềm đam mê với kiến thức chính là nền tảng vững chắc cho những ai đang ước mơ theo đuổi ngành này.  Nhà trường luôn tạo cơ hội cho sinh viên được ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, tạo điều kiện cho đi theo tour du lịch của các công ty du lịch để phụ làm hướng dẫn viên và học hỏi kinh nghiệm… Mặt khác, ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, là một yêu cầu vô cùng quan trọng đối với ngành du lịch, nhà hàng và khách sạn… đội ngũ nhân viên ngành du lịch có khả năng nghe nói tốt bằng tiếng Anh sẽ góp phần thu hút và phục vụ tốt cho nhiều khách du lịch nước ngoài, làm họ hài lòng để giữ họ lưu trú dài ngày hơn, góp phần quảng bá hình ảnh văn hóa Việt, đất nước Việt đến với bạn bè thế giới. 

Du lịch Việt Nam đang có nhiều cơ hội trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn với nhu cầu nhân lực ngày càng tăng. Bạn trẻ yêu thích ngành này cần phải tham khảo, chọn lựa môi trường đào tạo chất lượng uy tín để có thể chuẩn bị kiến thức và những kỹ năng cần thiết cho niềm đam mê của mình.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Một góc của riêng mình

Năm tôi sắp lên lớp Mười Một, theo gợi ý của cậu Sáu, ba má cho tôi vô thành phố sống ở nhà cậu để có điều kiện học hành tốt hơn. Tôi rất hào hứng với chuyến đi. Nhà cậu Sáu rộng rãi, lại ở ngay mặt tiền đường lớn, đi đâu cũng thuận tiện. Nhờ mối quen biết, cậu hứa sẽ dễ dàng xin được cho tôi vào một trường trung học có tiếng. Nói chung là chẳng có gì phải đắn đo trước một thay đổi tốt đẹp như vậy.
Mọi thứ diễn ra đúng như kế hoạch. Cậu mợ rất hào hứng khi có thêm tôi là thành viên trong nhà. Cậu Sáu cứ nhắc hoài hồi xưa má tôi làm lụng vất vả, hy sinh cho mấy em ăn học thành tài. Nay có dịp thì cậu sẽ lo cho tôi để chị Hai vui. Tôi được dành hẳn một căn phòng ở lầu ba, nhìn xuống con đường tấp nập người qua lại. Khi tôi chạy xuống bếp xin mợ Sáu cho tôi phụ làm việc nhà, mợ xua đi ngay. Cậu mợ Sáu bận rộn với công việc kinh doanh vải nên đã nhờ sẵn một chị giúp việc bếp núc và coi sóc hai thằng nhỏ. Nói tóm lại, sống với cậu mợ, tôi chỉ cần học hành giỏi giang mà thôi.
Mừng có thêm thành viên mới, cậu Sáu tậu dàn karaoke hoành tráng. Tối nào mọi người cũng tụ tập hát hò. Cuối tuần mợ Sáu lại cho cả nhà đi ăn nhà hàng, tới rạp coi phim hoặc coi kịch hài. Chưa kể sau khi ngó qua mấy bộ đồ ít ỏi và sơ sài của tôi, mợ lắc đầu, nhất định dẫn tôi đi rảo các shop thời trang, mua sắm tủ quần áo mới. Hơn một tháng là tôi thấy mình trở thành người thành phố thiệt rồi. Nỗi lo bị xung quanh cười chê là “phèn”, là “lúa” bay biến không còn nữa.
“Hơn một tháng là tôi thấy mình trở thành người thành phố thiệt rồi. Nỗi lo bị xung quanh cười chê là “phèn”, là “lúa” bay biến không còn nữa…”
Niềm vui và hứng thú xẹp dần khi nhập học. Ở trường mới, năm học bắt đầu từ giữa tháng Tám. Bạn bè khá thân thiện với tôi. Nhưng tôi sớm nhận ra mối quan tâm lớn nhất của các bạn không giống như tôi nghĩ. Các bộ phim mới, quán xá, quần áo thời trang ít được nhắc tới. Ai cũng chú trọng việc học. Sau kết quả kỳ kiểm tra chất lượng đầu năm, không khí trong lớp càng trở nên cạnh tranh. Tôi bắt đầu hiểu, nếu không chứng minh được mình, tôi sẽ trở thành một người thua sút, lạc lõng trong một tập thể toàn những người mạnh mẽ và học giỏi.
Ở trường về, tôi ngồi ngay vô bàn học. Nhưng cửa phòng đã đập rầm rầm. Hai nhóc em họ xông vào, rủ tôi chơi rượt đuổi. Một loáng đã tới giờ cơm chiều. Bữa ăn kéo dài, mợ Sáu rủ ngồi lại, coi tiếp tập cuối bộ phim truyền hình hấp dẫn. Tối thì tiếng karaoke ở tầng dưới vọng lên. Tôi không sao tập trung được vô dãy phưong trình Hoá học và mấy bài tập ngữ pháp tiếng Anh. Cứ thế, điểm số các môn ở trường của tôi chỉ dừng ở mức trung bình, có khi sụt thấp hơn. Không còn lo lắng nữa mà tôi cảm thấy sợ lắm. Nếu ở thành phố mà học còn sút hơn ở nhà, thì làm sao đậu đại học? Ba má và cậu mợ Sáu sẽ nghĩ gì, sẽ thất vọng thế nào?
Một buổi chiều được về sớm, đi bộ ngang qua một tiệm cà phê bánh ngọt nhỏ ở góc phố, tôi bỗng nhìn thấy tấm bảng treo trước cửa: tuyển nhân viên phục vụ. Một ý tưởng lóe lên. Tôi mạnh dạn đẩy cửa, vào gặp bác chủ tiệm và thế là tôi được nhận vào làm theo ca.
Cậu mợ Sáu đều sốc khi biết tôi xin việc làm thêm. Cậu sẵn sàng cho thêm khoản tiêu vặt. Nhưng tôi chỉ giải thích rằng tôi muốn được làm quen với tính tự lập. Còn lý do nữa tôi không thể nói ra với cậu mợ, đó là tôi muốn có một không gian yên tĩnh để học hành.
Nghe có vẻ kỳ lạ khi tìm một chỗ học nghiêm túc ở nơi làm thêm, lại là tiệm cà phê. Nhưng thực sự mọi việc đúng như tôi mong đợi. Bác chủ tiệm lớn tuổi rất hiền. Quán hầu như chỉ đông khách vào buổi trưa. Công việc của tôi là phục vụ thức uống và đồ ăn trưa theo yêu cầu của khách. Những lúc khác, tôi được ngồi trong góc khuất sau kệ báo và mấy chậu cây để học bài, có việc gì bác chủ sẽ gọi. Khách đến tiệm hầu hết là các anh chị nhân viên văn phòng nên rất ít khi có chuyện ồn ào. Với không khí yên tĩnh đó, tôi học mọi thứ dễ dàng. Tôi còn biết tranh thủ thời gian để làm bài tập nhanh, tận dụng từng phút giữa lúc mang đồ uống ra cho khách và lúc tính tiền để học thuộc một vài từ tiếng Anh mới. Không phải liền tức khắc, nhưng từng bước một, tôi thấy mình khá lên. Tôi đã có vài điểm chín, điểm mười đầu tiên trong ánh mắt động viên của các bạn cùng lớp.
Suốt năm cuối cấp bận rộn, tôi vẫn đến tiệm cà phê. Tôi cũng không xin tiền tiêu vặt của ba má hay cậu Sáu nữa vì đã có tiền làm thêm rồi. Bữa nào lãnh lương, tôi lại dẫn hai thằng em họ đi ăn kem, chơi điện tử. Cậu mợ Sáu thôi trách móc khi thấy tôi vui vẻ, tự tin, và quan trọng nhất là điểm số trong sổ liên lạc luôn trên mức khá.
“Bản nhạc trên loa được vặn khẽ, để tôi tập trung cho bài vở. Trong cái góc nhỏ vừa chung vừa riêng đó, tôi đã thu lượm kiến thức để vượt qua các kỳ thi thật hài lòng”
Gần đến kỳ thi tốt nghiệp và chuẩn bị thi đại học, tôi xin bác chủ tiệm nghỉ làm. Như một món quà nhỏ bất ngờ, bác bảo tôi đừng ngại, không làm cũng được, nhưng cứ đến tiệm mà học. Tôi sẽ không bao giờ quên những giờ ngồi cạnh bức tường kính, nắng sáng chiếu lên trang tập. Bản nhạc trên loa được vặn khẽ, để tôi tập trung cho bài vở. Trong cái góc nhỏ vừa chung vừa riêng đó, tôi đã thu lượm kiến thức để vượt qua các kỳ thi thật hài lòng.
Khi viết lại câu chuyện này, tôi đang là sinh viên năm nhất. Tôi vẫn đến tiệm cà phê thân quen khi có việc cần suy nghĩ, hay khi cần một nơi gặp gỡ trò chuyện với đám bạn thân. Không mình tôi đâu, mà các bạn tôi ai cũng từng có góc riêng nho nhỏ: Một chỗ ngồi ở thư viện. Một gốc cây trong công viên. Có khi là cái bàn học trong ngôi nhà chật… Không nhất thiết phải tiện nghi rực rỡ, giản dị thôi cũng được, ai cũng cần tìm một nơi để được là chính mình. Ở đó, mỗi người đều lặng lẽ thay đổi và trưởng thành lên.

                                                                   Huỳnh Thư

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Để không ai còn ngủ gật khi bạn thuyết trình

Không bất động và gò bó  với một không gian hữu hạn nhàm chán, Prezi chính là nơi cho bạn thỏa sức sáng tạo, vùng vẫy trong một không gian trình chiếu 3D. Hãy cùng Prezi thổi một luồng gió mới vào giảng đường cùng những bài thuyết trình trên cả mơ ước.
Prezi là gì?
Nhắc đến giảng dạy hay thuyết trình cùng máy chiếu,  99% cụm từ đầu tiên xuất hiện trong đầu chúng ta sẽ là “Power Point”.  Tuy nhiên, cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và mong muốn đáp ứng những nhu cầu thiết thực của cuộc sống, Prezi – một công cụ hữu ích đã ra đời. Với  sứ mệnh làm nên một cú nhảy vọt trong nhận thức của sinh viên về kỹ năng thuyết trình, Prezi đã làm nên thương hiệu của mình trong cộng đồng  sinh viên Mỹ, Hàn Quốc sau bốn năm ra đời. Tuy nhiên với sinh viên Việt Nam, Prezi vẫn còn là một khái niệm trìu tượng.
Prezi khiến mọi bài thuyết trình trở nên sống động hơn bao giờ hết
Prezi khiến mọi bài thuyết trình trở nên sống động hơn bao giờ hết
Tại sao tôi nên dùng Prezi?
Không cần giới thiệu nhiều, Power Point hẳn đã gắn liền với đời sống học đường của sinh viên Việt Nam bao năm nay. Power Point cho phép người sử dụng thiết lập từng từng trang với bố cục trình bày rõ ràng thông qua việc tạo từng slide; khi trình chiếu phải lật từng slide tới khi việc thuyết trình kết thúc. Tuy nhiên, dù có thể chèn ảnh, video hay âm thanh, việc trình chiếu bằng Power Point vẫn khiến người xem cảm thấy nhàm chán bởi tính thụ động và cố hữu.
Đừng khiến người nghe rơi vào trạng thái "như thế này" mỗi khi nghe xong bài thuyết trình của bạn
Đừng khiến người nghe rơi vào trạng thái “như thế này” mỗi khi nghe xong bài thuyết trình của bạn
Khác hoàn toàn với Power Point, Prezi không bắt người xem phải theo dõi bài thuyết trình theo một trình tự nào cụ thể. Không còn là hang loạt trang slide chạy dài, thay vào đó, Prezi mang đến bài thuyết trình qua một đoạn phim flash. Tất cả bài thuyết trình đều hiện lên trên một trang duy nhất gọi là giao diện chung. Trên giao diện chung đó, ta có một không gian 3D để dựng những khung hình ở trên, dưới, trước, sau tùy theo nhu cầu sử dụng. Có thể ví giao diện chung của Prezi giống như một dải ngân hà mà các đề mục lớn nhỏ được sắp xếp tùy ý như những hành tinh với đầy đủ hình thù, màu sắc, âm thanh. Tại mỗi đề mục, khi zoom vào cận cảnh, ta có thể đọc được nội dung bài thuyết trình được phóng to,  lật xuôi , lật ngược như những đoạn phim hoạt họa ngộ nghĩnh. Prezi theo một cách khác, chính là sơ đồ tư duy được thiết lập để kết nối người thuyết trình và khán giả.

Trở thành đại sứ Prezi – kết nối thế giới với ngôi trường của bạn
Năm 2012 là năm đầu tiên Prezi tổ chức cuộc thi tìm kiếm Đại sứ Prezi (Prezi ambassador) ở mỗi quốc gia trên toàn thế giới. Cuộc thi đã thu hút sự tham gia của hàng triệu thí sinh đến từ khắp mọi vùng lãnh thổ. Điều kiện để trở thành đại sứ của Prezi rất đơn giản: Bạn chỉ cần là sinh viên đại học, có niềm đam mê với Prezi và mong muốn phát triển công cụ độc đáo này trong cộng đồng sinh viên tại ngôi trường bạn đang gắn bó. Khả năng sáng tạo, kết nối và truyền cảm hứng chính là điều cần thiết nhất ở một Đại sứ mà Prezi tìm kiếm.
Một ứng viên trong chương trình Tìm kiếm đại sứ Prezi
Một ứng viên trong chương trình Tìm kiếm đại sứ Prezi
Năm 2012, nhờ có dự án tìm kiếm Đại sứ mà mức độ phủ sóng của Prezi đã nhân rộng và lan tỏa với mức độ chóng mặt. Đại sứ Prezi đã xuất hiện ở khắp nơi, tiêu biểu ở các quốc gia, lục địa như Mỹ, Canada, Châu Âu, Châu Phi, Châu Á… với những đại sứ đều là những gương mặt sinh viên trẻ tuổi, nhiệt huyết và tài năng.
Với tiêu chí cứ mỗi tháng kết nạp hơn 1000 người sử dụng Prezi và cứ mỗi giây lại có 1 bản thuyết trình bằng Prezi ra đời, cộng đồng Prezier đang lớn mạnh và có xu hướng trở thành “kẻ bá đạo” trong lĩnh vực thuyết trình. Năm 2014 sắp tới, liệu bạn có đủ tự tin để đăng ký trở thành đại sứ  Prezi?
Dưới đây là một clip giới thiệu về phần mềm thú vị này, hãy cùng xem và cảm nhận sự khác biệt!!!
Anh Thư

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

TPHCM chấm dứt hình thức xét tuyển vào lớp 10

Bắt đầu từ năm học 2014 - 2015, tất cả các trường THPT trên địa bàn thành phố tổ chức thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập.

TPHCM chấm dứt hình thức xét tuyển vào lớp 10 1
Tuyển sinh lớp 10 tại TPHCM
UBND TPHCM vừa có văn bản chấp thuận theo đề nghị của Sở GD-ĐT TP về việc tổ chức thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập.
Theo đó, từ năm học 2014-2015, tất cả các trường THPT trên địa bàn thành phố phải tổ chức thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT. Sở GD-ĐT có nhiệm vụ chỉ đạo hiệu trưởng các trường có kế hoạch triển khai nghiêm túc quy định này ngay từ năm học 2013-2014.
Trước đó, từ năm học 2006 - 2007, TPHCM áp dụng cùng lúc hai hình thức tuyển sinh là thi tuyển và xét tuyển vào lớp 10 công lập. Từ chỉ có 3 huyện Bình Chánh, Củ Chi và Cần Giờ được thực hiện hình thức xét tuyển vào các trường THPT công lập trên địa bàn theo sự phân tuyến của từng quận, huyện sau 7 năm số quận xét tuyển vào lớp 10 tăng lên thành 9/24 quận, huyện, gồm Bình Chánh, Củ Chi, Cần Giờ, Hóc môn, quận Thủ Đức, quận 2, quận 9, quận 6 và quận Bình Tân.
Như vậy, chấm dứt hình thức xét tuyển, tất cả học sinh tại TPHCM muốn vào học THPT phải thi tuyển vào lớp 10 với ba môn thi: ngữ Văn, Toán và môn thứ 3 (ngoại ngữ).

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Du học từ bậc trung học, nên hay không?

Gần đây, con đường du học đã hình thành một xu hướng mới: du học ngay từ bậc phổ thông. Rất nhiều teen gởi thắc mắc về MTO cùng chung một băn khoăn tương tự: “Du học ở lứa tuổi 13-17, liệu có sớm quá không.

Thời điểm thích hợp
Theo nghiên cứu, lứa tuổi 13 – 17 là giai đoạn mà các em luôn có nhu cầu được khám phá và trải nghiệm để phát triển toàn diện. Việc thích nghi với văn hóa và phương thức học tập cũng sẽ dễ dàng hơn với du học sinh khi hội nhập quốc tế từ những năm trung học.
Du học từ bậc trung học, nên hay không? 1  
Được sớm tiếp xúc với đời sống văn hóa, thời gian chuẩn bị về ngoại ngữ, kiến thức sẽ giúp các em dễ dàng được các trường đại học nhận vào những ngành học mà các em và phụ huynh mong muốn, cũng như khả năng giành được nhiều học bổng giá trị cao hơn.
Du học từ bậc trung học, nên hay không? 2
Cải thiện khả năng ngoại ngữ
Rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng khi tuổi càng trẻ thì khả năng học ngoại ngữ càng cao: Học sinh trung học nước ta ngày nay tuy đã được tiếp xúc với tiếng Anh qua nhiều kênh khác nhau như trường lớp, trung tâm ngoại ngữ hoặc nghe đài tiếng Anh, nhưng những phương pháp đó thiếu sự tương tác, tiếp xúc trực tiếp với tiếng Anh bản xứ.
Du học từ bậc trung học, nên hay không? 3
  
Trong khi đó, nếu các em được học tập và sinh hoạt ở một môi trường quốc tế thì lại hoàn toàn khác. Trong môi trường này, các em sẽ được tiếp xúc với tiếng Anh mọi lúc mọi nơi và từ đó tiếng Anh trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống sinh hoạt của các em. Đây là sự lựa chọn tuyệt vời để nâng cao khả năng tiếng Anh nhanh chóng và hiệu quả nhất, đặc biệt là đối với học sinh trung học, độ tuổi dễ thích nghi.
Tự lập và bản lĩnh hơn
Độ tuổi trung học là độ tuổi của những thay đổi về tâm sinh lý. Học sinh ở độ tuổi này thường vẫn được sống trong sự bao bọc của gia đình nên khi đến một đất nước khác, mức độ tự lập của bản thân sẽ phải thay đổi. Sang nước ngoài, học sinh phải thoát ra khỏi cái bóng của gia đình, từ đây, các em sẽ học được những kỹ năng rất bổ ích khi bước vào cuộc sống thực tế. Các em sẽ chủ động hơn trong cuộc sống để có bản lĩnh giải quyết được những tình huống chưa bao giờ gặp.
Điều kiện dễ dàng
Khi lựa chọn du học ở cấp bậc trung học, những vấn đề phức tạp về điều kiện được đi du học sẽ giảm đi đáng kể. Học sinh tuổi dưới 18 sẽ được cấp visa một cách dễ dàng, do quá trình học tập tốt và liên tục của các em. Các em cũng không bị yêu cầu có các chứng chỉ Anh ngữ quốc tế như IELTS hoặc TOEFL vì chương trình trung học thấp hơn cao đẳng và đại học. Khi theo học chương trình trung học, các em sẽ được học tiếp cấp lớp học của mình mà không phải học lại những cấp lớp đã qua, chỉ cần học lực khá cộng với thể chất tốt sẽ được các trường nước ngoài nhận học.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Liên thông ĐH sau khi tốt nghiệp tại trường ĐH công lập.

Sinh viên hệ cao đẳng thường bị nhầm lẫn về cơ hội liên thông của mình, các em thường nghĩ rằng phải tốt nghiệp trên 36 tháng mới được liên thông đại học, tuy nhiên tại Trường đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM cơ hội liên thông ngay sau tốt nghiệp đối với sinh viên rất rộng mở.
Trường đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM tuyển sinh liên thông đại học chính quy và vừa làm vừa học 11 ngành đại học cho sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, 14 ngành cao đẳng chuyên nghiệp, 12 cao đẳng nghề cho học sinh tốt nghiệp TCCN và TC nghề. Với mục tiêu giữ vững chất lượng đào tạo của cả hệ chính quy và hệ vừa làm vừa học, trường thực hiện duy nhất một chương trình đào tạo cho cả hai hệ đào tạo.
Chất lượng đào tạo hệ liên thông của trường đã được khẳng định, hàng năm có hàng ngàn thí sinh quan tâm đến chương trình đào tạo liên thông chính quy và vừa làm vừa học tại trường. Trường đào tạo liên thông đại học hệ vừa làm vừa học cho hàng ngàn cán bộ, nhân viên của các công ty, doanh nghiệp trên cả nước như: Vinamilk, Sabeco, ….
Trong tháng 11/2013 trường tổ chức liên thông cao đẳng, đại học đợt 3 cho học sinh – sinh viên chuyên nghiệp và hệ cao đẳng nghề. Tuyển sinh chính quy cho đối tượng tốt nghiệp trên 36 tháng và hệ vừa làm vừa học cho đối tượng vừa tốt nghiệp.
Ngành tuyển sinh:
Liên thông ĐH sau khi tốt nghiệp tại trường ĐH công lập - 1
Liên thông ĐH sau khi tốt nghiệp tại trường ĐH công lập - 2
Ghi chú: Ngành công nghệ thông tin, CN KT điện điện tử, Công nghệ thực phẩm , Kế toán có liên thông từ Cao đẳng nghề lên ĐH chính quy.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Sống vui hơn mỗi ngày

1. Chăm sóc sức khỏe thật tốt
Sức khỏe luôn góp phần quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Một cơ thể khỏe mạnh không chỉ khiến bạn luôn trẻ trung, có sức lực để thực hiện được mục đích và ước mơ của mình mà còn giúp bạn sống vui vẻ hơn.
2. Bớt lo lắng
Lo lắng quá nhiều sẽ làm bạn mau già, dễ gây stress khiến cuộc sống luôn nặng nề và buồn phiền. Để giảm đi áp lực và làm cho bản thân thoải mái hơn, bạn phải luôn tìm cách “xua đi” căng thẳng và xả bớt ức chế mỗi khi gặp chuyện bực mình.
3. Đem niềm vui tới những người xung quanh
Cuộc sống sẽ trở nên thú vị và tràn đầy ý nghĩa hơn khi bạn đem tới niềm vui cho những người xung quanh. Chỉ một vài hành động nhỏ như giúp đỡ người gặp khó khăn, đưa ra lời khen với người đối diện, kể vài câu chuyện hài ước khiến họ cười nghiêng ngả… bạn sẽ thấy cuộc sống của mình tốt đẹp hơn rất nhiều.
4. Ca hát
Không phải ai sinh ra cũng có giọng hát ngọt ngào làm say đắm lòng người. Nhưng dân gian thường nói “hay hát còn hơn hát hay”, vì thế nếu không có giọng ca “quyến rũ”, bạn cũng vẫn có thể ca hát mỗi ngày bởi âm nhạc luôn mang tới cảm hứng và niềm vui cho mọi người. Hãy hát những bản nhạc mình yêu thích để làm cuộc sống của bạn trở nên muôn màu và đó cũng được coi như một cách luyện giọng lý thú.
5. Chăm sóc vật nuôi
Chăm sóc vật nuôi là một cách “giết” thời gian tốt nhất và giúp bạn sống có trách nhiệm hơn. Hằng ngày, dẫn thú cưng đi dạo để thân hình của bạn thon thả, trí não được thư giãn và tâm trạng thoải mái.
Góc Tâm Hồn song hanh phuc zpsf6e3e0cd Làm sao để cuộc sống vui vẻ hơn mỗi ngày
6. Hưởng thụ hiện tại
Bạn không thể thay đổi quá khứ nhưng chắc chắn có thể học cách quên đi để hướng tới những điều tốt đẹp hơn. Những chuyện đã xảy ra, nên cho chúng qua và nếu đó là lỗi lầm thì hiện tại là cơ hội tốt để bạn sửa sai. Con người sẽ hạnh phúc hơn khi biết trân trọng hiện tại và hướng tới tương lai.
7. Quyết đoán
Học cách nói không với những điều bạn không muốn làm. Đừng ép buộc bản thân làm những thứ trái với mong muốn, cuộc sống của bạn sẽ mất đi hạnh phúc và niềm vui.
8. Sưu tập ảnh
Sưu tập những hình ảnh ngộ nghĩnh hay bức ảnh chụp cùng với người thân, bạn bè cũng là các khá hay. Mỗi lúc xem chúng, bạn sẽ nghĩ lại những chuyện vui, kỷ niệm đã qua và chợt nhận thấy rằng mình thật may mắn khi có được một gia đình hạnh phúc và những người bạn tốt.
9. Tự mua quà cho mình
Được nhận quà từ người khác chắc chắn ban rất vui nhưng cũng nên tự thưởng cho mình những lúc thành công trong công việc, tâm trạng hưng phấn hay thậm chí khi thất bại và buồn bực. Món quà nhỏ này như lời động viên bạn tự gửi tới cho bản thân. Chúng sẽ trở thành món ăn tinh thần rất lớn vào thời điểm đó.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Cậu bạn cùng lớp

Quang là bạn học cùng lớp với tôi. Dù chỉ học cùng nhau có một năm nhưng tôi hiểu khá rõ về cậu ấy. Quang không có gì nổi trội cả, dáng người cậu ấy cao cao, khuôn mặt gầy gầy, đôi mắt khá to, đôi môi lúc nào cũng ửng hồng và một nụ cười đáng yêu…
Quang không hay nói mà chỉ cười thôi có vẻ như cậu ấy vẫn lạ các bạn mới. Cậu ấy cũng chẳng có hứng thú gì với các hoạt động của lớp cả. Cậu ấy vào lớp cứ như người dưng vậy. Thế nhưng đó chỉ là suy nghĩ của một số bạn trong lớp tôi thôi còn tôi thì suy nghĩ hoàn toàn khác. Những ngày đầu thấy cậu ấy có vẻ rụt rè nên tôi cố gắng làm sao để cậu ấy hòa đồng được với các bạn trong lớp. Nhưng rồi cậu ấy vẫn khép mình. Dường như cậu ấy không muốn ai bước vào thế giới riêng của mình.
Tôi cũng để ý thấy rằng cậu ấy hay cười một mình, đôi khi ưu tư và đôi mắt luôn hướng ra bên ngoài cửa sổ. Sau bao nhiêu lần cố gắng tìm đủ mọi cách thì cuối cùng  tôi cũng có được nick của cậu ấy. Và thế là công cuộc tìm hiểu về một cậu bạn bí ẩn cũng bắt đầu từ đây. Cũng vì để tìm hiểu cậu ấy mà tôi online nhiều hơn, và rồi tôi cũng bắt gặp cái nick cần sáng.
caubandacbiet
Có lẽ không tiếp xúc với cậu ấy nên các bạn trong lớp nghĩ như vậy nhưng khi nói chuyện thì mọi người sẽ phải bất ngờ vì cậu ấy. Quang khác hẳn cậu ấy khi ở trên lớp, cách nói năng nhẹ nhàng, dễ chịu, nhưng vẫn làm người nói chuyện cùng cảm thấy dễ hiểu, thoải mái, thân thiết. Chúng tôi nói chuyện rất nhiều về bản thân mình, những suy nghĩ, những mơ ước sau này, bạn bè, người thân, và tất cả mọi thứ miễn làm sao cả hai thấy thích và có thể là được.
Quang rất có khiếu hài hước. Mỗi lần nói chuyện với cậu ấy là y như rằng tôi phải ôm bụng mà cười, có khi còn cười ra cả nước mắt. Những lúc như vậy tôi đều hỏi cậu ấy rằng “tại sao cậu lại hay làm cho người khác cười như vậy?” và cậu ấy đáp lại bằng một câu trả lời rất thành thật rằng: ”có thể làm cho một ai đó mỉm cười chính là niềm vui và niềm hạnh phúc nhất của mình”.
Rồi cậu ấy đặt một khuôn mặt cười sau câu trả lời đó và tôi cũng tặng lại cậu ấy một khuôn mặt cười. Ngày hôm đó dường như không còn giới hạn giữa tôi và cậu ấy, khoảng cách thật gần, thật ấm áp, cậu ấy không còn là một cậu bạn ít nói trên lớp nữa mà thay vào đó là một con người năng động. Và cũng từ ngày hôm đó tôi và cậu ấy nói chuyện với nhau nhiều hơn, ngay cả ở trên lớp.
Rồi cùng nhau đi học, cùng nhau tan trường, dạo bộ dưới mưa cùng nhau nói chung là tất cả những việc mà một người làm thì không thể thiếu được người kia. Dần dần tôi nhận ra rằng tôi và cậu ấy có khá nhiều điểm chung, rằng mỗi khi tôi cần một ai đó ở cạnh bên lúc vui, lúc buồn, khi hạnh phúc, lúc thất vọng, lúc thất bại, khi mất niềm tin, lúc yếu đuối nhất khi cô đơn một mình, khi cần tựa vào một bờ vai náo đó mà khóc cho thỏa nỗi lòng là khi cậu ấy luôn ở cạnh bên quan tâm, an ủi và chăm sóc tôi giúp tôi vượt qua mọi thăng trầm của cuộc sống.
Tôi hiểu ra rằng mặc dù cậu ấy với vẻ ngoài lạnh lùng nhưng bên trong lại là một trái tim ấm áp. Và đôi khi tôi chợt nghĩ rằng: ”Quang chính là món quà đặc biệt mà cuộc sống đã dành cho tôi để làm cho ngày dài trở nên nhẹ nhàng hơn và cho những nỗi đau dịu bớt”….

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Để trở thành những “thủ lĩnh” giỏi?

Hãy lắng nghe câu chuyện của các bạn HS và các bậc phụ huynh về những "lãnh đạo" nhí này nhé.
Trở thành lớp trưởng hay những chỉ huy Đội giỏi là mơ ước của rất nhiều HS. Giữ trọng trách cán sự lớp cũng như quản lý các đội viên của cả trường hẳn là rất "oai" nhưng các bạn cũng phải cố gắng phấn đấu, chứng tỏ năng lực lãnh đạo của mình. 
Nguyễn Thanh Xuân (Lớp 8A, Trường THCS Đông Xuân, Sóc Sơn):
- Làm một chỉ huy Đội trong nhiều năm, mình thấy nhiệm vụ và trách nhiệm của mình đối với trường, với lớp cũng rất lớn. Do đó, mình luôn cố gắng học tập thật tốt, không ngừng rèn luyện đạo đức, lối sống để trở thành tấm gương cho các bạn HS khác ở trường, ở lớp noi theo. Ngoài ra, mình cùng các bạn cán sự khác phối hợp với các thầy cô tổ chức nhiều hoạt động tập thể bổ ích cho đội, nhóm. Tham gia các phong trào chung sẽ khiến các bạn thêm đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau. Bởi nhiệm vụ của chỉ huy Đội là luôn cố gắng giúp đỡ cho trường, cho lớp ngày càng có thêm nhiều bạn HS học giỏi, chăm ngoan, lớn lên trở thành những người công dân có ích cho Thủ đô và đất nước. Từ khi trở thành chỉ huy Đội, mình được rèn luyện thêm về kỹ năng sống, tác phong và sự tự tin khi đứng trước đám đông.
Để trở thành những “thủ lĩnh” giỏi? 1
Nguyễn Minh Hòa (Học sinh lớp 10C, Trường THPT Trần Phú):
- Lớp trưởng, tổ trưởng hay các chỉ huy Đội vừa "oai" lại vừa nổi tiếng. Thế nên nhiều bạn HS mơ ước được "lên chức" như vậy lắm. Tất nhiên, để được làm cán sự lớp, các bạn phải học thật giỏi, luôn chăm ngoan, nghe lời thầy cô giáo và cha mẹ… Nhưng mình thấy nhiều bạn sau khi được "lên chức" lại tỏ ra kiêu căng, lợi dụng "quyền lực" của mình để bắt nạt các bạn khác. Chính điều đó làm các HS trong lớp, trong trường khó chịu, tỏ ra "không phục" và các cán sự lớp sẽ bị cô lập. Theo mình, để trở thành "thủ lĩnh" giỏi, các bạn ấy phải có năng lực lãnh đạo, xứng đáng với sự tin cậy của cả lớp và thầy cô. Quan trọng hơn là phải biết nâng cao tinh thần đoàn kết của mọi người, quan tâm giúp đỡ các bạn HS có hoàn cảnh khó khăn.
Cô Nguyễn Thu Trang (Ngõ 559 Kim Ngưu, Hà Nội):
- Khi được giao một chức vụ quan trọng của trường, của lớp, chắc hẳn em HS nào cũng rất thích thú. Tham gia hoạt động "lãnh đạo" sẽ khiến trẻ có cơ hội để phát huy sở trường của mình, vừa rèn tính tự giác, kỷ luật cho bản thân, vừa giúp nâng cao kỹ năng làm việc và thể hiện mình trong một nhóm. Tuy nhiên, để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ không phải là điều dễ dàng. Không ít trẻ vì "ham quyền lực" nên tỏ ra kiêu ngạo với bạn bè. Do đó, các phụ huynh cần trao đổi với thầy cô giáo để tạo điều kiện và định hướng cho con em mình. Nếu muốn làm tốt ở vị trí "thủ lĩnh", được các bạn tín nhiệm thì trước hết các con phải luôn có thành tích học tập tốt và khiêm tốn, chan hòa với tập thể. Mặt khác, vì bận rộn với công việc chung nên các con không tránh khỏi sự mất tập trung vào việc học tập. Do đó, chúng ta nên nhắc nhở trẻ biết cân đối thời gian "lãnh đạo" và học hành.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

IT – Nghề nghiệp đẳng cấp dành cho giới trẻ

Khi lựa chọn một nghề nghiệp, bên cạnh yếu tố yêu thích thì yếu tố phù hợp là vô cùng quan trọng.

Bạn sẽ lựa chọn nghề nghiệp như thế nào nếu có xu hướng thiên về các môn tự nhiên, chỉ số IQ khá, cộng với khả năng xử lý Khối Rubik cực đỉnh? Đừng chần chờ gì nữa, IT chính là nghề nghiệp dành cho bạn!
 
Một công việc tràn ngập sự thử thách
 
Hãy nhìn xem Internet đã biến thế giới hình cầu trở thành một thế giới phẳng như thế nào? Hãy nhìn xem Facebook đã kết nối hơn 1 /7 dân số trên hành tinh này lại với nhau như thế nào? Và hãy nhìn xem Google đã trở thành cuốn “bách khoa toàn thư” không thể thiếu trong đời sống và học tập của mỗi người như thế nào? 
 
IT – Nghề nghiệp đẳng cấp dành cho giới trẻ 1
Internet với khả năng kết nối mọi người trên khắp thế giới
 
Đó chính là thành quả của CNTT. Đó chính là kết quả của những dòng code kết hợp với nhau thông qua những cái đầu đủ sức sáng tạo và đủ đam mê để thay đổi thế giới. Khoa học không bao giờ dừng lại. Khoa học máy tính cũng vậy. Việc trở thành dân IT cho phép bạn thỏa mãn sự tò mò, đam mê khám phá cùng những dòng code – những câu lệnh – giúp bạn có thể “điều khiển” chiếc máy tính của mình. Và biết đâu đấy, trong tương lai, chính bạn lại trở thành một Bill Gates hay một Steve Jobs thứ hai?
 
Mức thu nhập khả quan
 
Nếu như với đa số công việc, mức lương bạn nhận được sẽ chịu ảnh hưởng bởi số năm làm việc, kinh nghiệm…, thì trong ngành này, bạn được nhận mức lương tương ứng với cường độ công việc và giá trị sản phẩm mình tạo ra. Sẽ chẳng có bất cứ vị sếp nào quan tâm đến việc bạn đã đi làm ở những đâu, thay vào đó, bạn chỉ cần chứng minh những gì mình có thể làm được qua sản phẩm trực tiếp. 
 
IT – Nghề nghiệp đẳng cấp dành cho giới trẻ 2
Cơ hội việc làm trong ngành CNTT vô cùng nhiều
 
Hiện nay, mức lương trung bình của một lập trình viên là từ 7.000 - 10.000 USD/năm. Chưa kể, công việc này không đòi hỏi bạn phải ngồi 8 tiếng “bất động” tại văn phòng. Thậm chí trong lúc các bạn của mình làm điều đó, bạn hoàn toàn có thể chỉ việc ngồi nhà, hoặc một quán cà phê hay bất cứ đâu bạn thích, với 1 chiếc laptop trong tay, thỏa sức sáng tạo, sau đó tha hồ “rao bán” sản phẩm của mình trên Amazon hay Google Play hoặc AppStore - nếu đó là những phần mềm dành cho di động.
 
Chính xác tôi được dạy những gì?
 
Ngành CNTT là vô cùng rộng lớn, bạn có thể tha hồ lựa chọn cho mình một “mảng trời riêng” để theo đuổi. Ví dụ như “an ninh mạng”; “lập trình web”; “bảo mật máy tính”; “lập trình cho PC”; “lập trình game”; “lập trình di động”… Nói chung là chỉ cần chăm chỉ học những kiến thức nền tảng trong 2 năm đầu, sau đó bạn hoàn toàn có thể thỏa sức nghiên cứu theo sở thích riêng của mình trong những năm sau để theo đuổi giấc mơ của mình.
 
IT – Nghề nghiệp đẳng cấp dành cho giới trẻ 3
Lập trình di động mở ra nhiều cơ hội cho các lập trình viên
 
Đặc biệt, trong thời gian gần đây, “lập trình di động” đang trở thành một sân chơi lớn với nhiều cơ hội mở cho những lập trình viên trẻ. Sự phát triển nhanh chóng của smartphone đã đưa “lập trình di động” trở thành một phân khu “cực hot” của CNTT. Không những vậy, đây cũng sẽ là mảng đang cần một lượng lớn lập trình viên trong thời gian tới. Với tất cả những teen đang tìm kiếm một cơ hội bứt phá cho bản thân mình, thì đây quả là một cơ hội vô cùng đáng giá.
 
Học ở đâu?
 
Với tính chất “đi tắt đón đầu, tiếp cận cái mới nhất”, bạn không nhất thiết phải bỏ 4 năm dùi mài kinh sử trong các trường Đại học. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn học tập tại các hệ thống giảng dạy CNTT, ví dụ như hệ thống Aptech Việt Nam. 
 
IT – Nghề nghiệp đẳng cấp dành cho giới trẻ 4
Sinh viên Aptech được đào tạo song song lý thuyết và thực hành, sẵn sàng thích ứng với mọi công việc được giao
 
Cho đến thời điểm hiện tại, Aptech Việt Nam là một trong những cơ sở giáo dục đầu tiên cập nhật “lập trình di động” vào giáo trình giảng dạy ACCPi13 của mình, đào tạo những thế hệ lập trình viên mảng di động đầu tiên tại Việt Nam. Đặc biệt, với cấu trúc 50% lý thuyết – 50% thực hành, sinh viên của Aptech Việt Nam luôn sẵn sàng để thử sức ngay khi ngồi trên ghế nhà trường.
 
Đó là chưa kể, Aptech hiện đang là đối tác của Microsoft, nếu chứng minh bản thân là một sinh viên có khả năng, bạn còn có cơ hội được Microsoft tuyển dụng ngay sau khi kết thúc khóa học.
 
Box: Với kinh nghiệm 14 năm giảng dạy và đào tạo hàng triệu lập trình viên, Aptech luôn chứng tỏ là một cơ sở đào tạo CNTT hàng đầu thế giới. Nếu thực sự đam mê CNTT, Aptech Việt Nam luôn dành cơ hội cho teen để thỏa mãn mong muốn được học tập và được chứng tỏ bản thân trong làng CNTT.
ST

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Vì sao sinh viên ‘chê’ đại học ngoài công lập?

Hiện nay, tỷ lệ sinh viên các trường ngoài công lập giảm còn 12,7% so với số lượng sinh viên cả nước; tốc độ thành lập chỉ xấp xỉ 1,3% so với các trường công lập.
Sáng 26/9, Hội nghị tổng kết 20 năm phát triển mô hình giáo dục đại học ngoài công lập được tổ chức tại trường ĐH Thăng Long. Trong hội nghị này, các đại biểu đã thẳng thắn chỉ ra những khó khăn, yếu kém của hệ thống ngoài công lập.
Phát biểu tại hội nghị, GS.TS Trần Hồng Quân - Chủ tịch hiệp hộp các trường ĐH, CĐ ngoài công lập - cho biết hơn 20 năm qua đã có trên 80 ĐH, CĐ ngoài công lập ra đời, chiếm 1/5 tổng số trường và gần 1/7 sinh viên cả nước, trong khi nhà nước không tốn đồng nào củangân sách nhưng lại đào tạo được một nguồn nhân lực lớn phục vụ cho đất nước.
Tuy nhiên, con số này đang ngày càng giảm đi. Hiện nay, tỷ lệ sinh viên các trường ngoài công lập giảm còn 12,7% so với số lượng sinh viên cả nước; tốc độ thành lập chỉ xấp xỉ 1,3% so với các trường công lập.
Trong nội dung trả lời đại biểu quốc hội, Bộ trưởng GD - ĐT Phạm Vũ Luận cũng chỉ ra một thực thế nhiều trường đại học, cao đẳng ngoài công lập chỉ tuyển được chưa đến 100 sinh viên.
ĐH Hà Hoa Tiên là một trong những trường dân lập tỷ lệ tuyển sinh thấp... kỷ lục mặc dù cơ sở vật chất rất khang trang, hiện đại.

Nhiều trường chưa ra trường
Phát biểu tại hội nghị, Hiệu trưởng ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội - GS Trần Phương - thẳng thắn cho biết: “Có trường ở tỉnh Nam Định đặt vấn đề “mượn” giảng viên của ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội để mở ngành học nhằm qua mặt Bộ GD-ĐT. Lại có trường nổi phải “thuê” một giáo sư chuyên ngành hóa học làm hiệu trưởng dù trường hoàn toàn không đào tạo ngành này. Có trường còn “mượn” của sinh viên của trường khác để đào tạo!”.
Thực tế, một số trường vẫn để xảy ra mâu thuẫn về quyền lợi, nảy sinh mất đoàn kết. Một số trường, các nhà đầu tư tài chính thuần túy nắm quyền làm chủ hoàn toàn; các nhà giáo, nhà khoa học trở thành người làm thuê.
Bên cạnh đó, nhiều trường chưa quan tâm đúng mức đến xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên, chưa đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, chất lượng đào tạo còn hạn chế, chưa tạo được uy tín trong xã hội. Cá biệt, có một số trường, nội bộ mất đoàn kết kéo dài, làm mất môi trường sư phạm.
GS Trần Hồng Quân nhận định: “Sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển, các trường ĐH, CĐ ngoài công lập đã đóng góp đáng kể cho nền giáo dục nước nhà, cùng gánh một phần tải trọng với hệ thống trường công. Dù mang mới sứ mệnh to lớn là vậy, thế nhưng đến nay các trường này vẫn chưa được cơ quan quản lý quan tâm đúng mức, xã hội vui vẻ thừa nhận”.
Cơ chế nhiều bất cập
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng cho rằng khó khăn về vấn đề tuyển sinh và phát triển hệ thống đại học, cao đẳng ngoài công lập còn do nguyên nhân khách quan từ cơ chế, chính sách của Bộ GD - ĐT.
GS Trần Hữu Nghị, Hiệu trưởng ĐH Dân lập Hải Phòng, cho biết: “Bộ GD - ĐT “một cửa” nhưng… nhiều khóa. Chúng tôi chờ tự chủ, rồi chờ khảo sát, đánh giá rất lâu. Chưa bao giờ tôi có cảm giác càng làm càng khó như bây giờ. Trước đây, tất cả cùng xã hội hóa rất hưng phấn nhưng bây giờ chúng tôi như “dân phe phẩy” đi làm, chịu nhiều sức ép”.
GS Hoàng Xuân Sính, Chủ tịch HĐQT ĐH Dân lập Thăng Long, nhấn mạnh chính các quy chế quy định hoạt động và tổ chức các cơ sở giáo dục ngoài công lập cùng với mạng lưới các trường đại học hình thành trong 3 năm gần đây đã gây cản trở nhiều cho việc phát triển mô hình này.
Vị lãnh đạo này thắc mắc: “Theo Luật Giáo dục ĐH vừa có hiệu lực, HĐQT các trường ngoài công lập phải có thêm thành viên mới, đó là người đại diện cho chính quyền địa phương nơi trường đặt trụ sở. Theo Bộ trưởng GD - ĐT, người này có mặt trong HĐQT để trông nom tài sản chung của trường nhưng người này ở cấp nào, phường, quận hay tỉnh, thành, có am hiểu gì về giáo dục không?”.
Trước những bức xúc của đại diện các trường ngoài công lập, Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Bùi Văn Ga cho biết sắp tới đây, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, sau hội nghị tổng kết này, Bộ GD - ĐT sẽ trình Chính phủ cơ chế chính sách để tạo điều kiện phát triển cho các trường.
Tuy nhiên, ông Ga cũng cho rằng có ba vấn đề lớn của các trường ngoài công lập nên bàn thảo và đưa ra phương pháp xử lý tập trung, đó là cơ chế chính sách, vấn đề tuyển sinh và việc xác định chiến lược để phát triển bền vững. Khó khăn trước mắt và vấn đề lớn nhất của các trường ngoài công lập hiện nay là việc tuyển sinh. Bởi nếu không giải quyết được bài toán này sẽ rất khó khăn trong hoạt động.
Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, Bộ GD - ĐT đã lắng nghe ý kiến Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập và có điều chỉnh để số lượng thí sinh trên điểm sàn dồi dào hơn nhằm tạo nguồn tuyển cho các trường nhưng nhiều trường vẫn khó khăn. Điều đó cho thấy không phải vì vấn đề học phí mà vì chất lượng. Vì vậy, các trường cần phân tích cụ thể nguyên nhân xuất phát từ đâu.
Theo Tri Thức

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Bạn có hài lòng với cuộc sống?

Trước khi gặp cô bé vào chiều hôm nay, tôi đã mua sẵn cho mình 3 vỉ thuốc ngủ để tự tử.
Khi mọi người được hỏi rằng: “Bạn có thật sự hài lòng về cuộc sống của chính mình chưa?”, đa phần câu trả lời mà tôi nhận được là: “Chưa, tôi không thấy hài lòng, và không mãn nguyện với còn sống hiện tại chút nào. Tôi muốn giàu có hơn, thông minh hơn. Xinh đẹp hơn, bla bla, bla… hơn. Nhưng cũng đừng nên trách họ là tham lam bởi vì bản chất của con người vốn dĩ là luôn muốn những điều tốt nhất thuộc về mình. Còn một số ít câu trả lời còn lại là: “Có, tôi hài lòng với cuộc sống hiện tại này, đối với tôi như vầy là quá đủ, tôi không cần thêm gì nữa!”. Mong mọi người cũng đừng nên chê bai rằng họ không có chí tiến thủ, không biết vươn lên, chỉ biết sống “an phận thủ thường”. Bởi vì bạn đâu biết rằng họ đã phải trả qua những gì. Có lẽ họ từng bị mất những thứ mà họ yêu quý mà trước kia họ cho là những điều bình thường, đến khi mất rồi họ mới biết trân trọng.
Riêng đối với tôi thì câu trả lời chắc chắn là không hài lòng với cuộc sống mình đang có. Thậm chí tôi còn ghét cay ghét đắng cái cuộc sống hiện tại này. Phần lớn thời gian tôi đều dành ngồi than trách, đổ lỗi cho số phận, cho ông trời, cho cha mẹ. Trong đầu tôi lúc nào cũng đặt ra một dấu chấm hỏi lớn rằng tại sao tôi sinh ra là luôn thua kém mọi người, luôn thiết thòi về mọi mặt. Tôi luôn muốn mình trở nên xinh đẹp để mỗi nơi tôi đi qua mọi người đều phải ngước nhìn và tấm tắc khen ngợi tôi, tôi muốn mình thông minh, luôn đứng nhất trường, tôi muốn gia đình mình giàu có và tôi luôn được đối xử như một nàng tiểu thư. Tôi còn muốn cha mẹ tôi sang trọng hơn, là những người trí thức làm quan to, chức cao để bạn bè phải ngưỡng mộ. Nhưng những ước muốn vừa kể trên của tôi chẳng còn ý nghĩa gì và thậm chí là vô cùng tầm thường khi tôi gặp một cô bé.
Buổi chiều hôm đó, khi tôi đang lang thang trên đường, người mệt mỏi, bụng cồn cào đói vì cả ngày học ở trường, rồi lại phải học thêm. Tôi đang lê từng bước mệt nhọc và nặng nề ra bãi giữ xe thì chợt thấy một cô bé dáng người nhỏ nhắn tầm 7-8 tuổi, trong tay cầm một xấp vé số đang ngồi ôm mặt khóc ở vỉa hè. Xung quanh lúc này trời đã nhá nhem tối, đường phố cũng đã lên đèn, mọi người đông đúc, bận rộn, tiếng còi xe inh ỏi, nhưng không ai để ý đến cô bé. Những con gió lạnh như cắt da cắt thịt chợt ùa qua làm tôi dụng cả tóc gáy. Thế rồi tôi tiến lại gần em và hỏi:
- Nè nhỏ sao khóc vậy Mặc dù tôi đã biết câu trả lời rồi nhưng tôi vẫn cố hỏi, lạ thật. Nhỏ ngẩng đầu lên, giọng thiều thào:
 -Em bán không hết vé số, tối nay má con em phải nhịn đói nữa rồi!
- Thế mẹ em đâu mà để em bán một mình vậy? Tôi hỏi.
Cô bé đã thôi khóc nhưng vẫn còn thút thít kể:
- Hồi trước má và em cùng đi bán…hu..nhưng từ khi..hu...má bệnh chỉ còn em bán thôi..hức…Mọi người nói má bị bệnh  ết” gì đó nên ai cũng xa lánh và ghét má hu...hu...con em. Mấy bác trong xóm không cho các bạn chơi cùng với em..hức..…em buồn lắm chị ơi!
Nghe cô bé nói đến đây tôi đã hiểu, tội cho cô bé còn quá nhỏ và ngây thơ vẫn chưa hiểu hết những gì mọi người nói. Nhưng có khi như vậy vẫn còn tốt hơn.Tôi nói:
- Thôi ! đưa đây, chị mua hết cho!
Mắt cô bé phút chốc bừng sáng nhưng ngay lập tức khựng lại:
- Nhưng vé số chiều xổ hết rồi mà chị, chị mua vì tội nghiệp em phải hông?
Tôi bối rối không biết trả lời làm sao, liền chống chế:
- Ừ thì chị thích mua vé số để sưu tầm mà, đó là sở thích của chị đó nhóc!
Tôi nghĩ bụng viện lí do này không biết cô bé khó tin không ta. Bé con liền gặng hỏi tôi một lần nữa:
Thiệt hả chị?
Tôi gật đầu:
Ừ, thật mà thôi đưa vé số cho chị đi!
Khi bé con nhận được tiền từ tay tôi, nó vội cảm ơn rồi nhanh chóng mất hút vào con hẻm nhỏ trong khi tôi cứ đứng ngớ người ra. Chắc có lẽ khi các bạn đọc đến đây thì nghĩ rằng tôi đã làm một việc tốt là giúp đỡ cô bé. Nhưng không , các bạn đã lầm chính cô bé - thiên thần nhỏ ấy - đã giúp tôi thì đúng hơn. Thiên thần ấy đã cứu tôi khỏi cái chết. Bởi vì trước khi gặp cô bé vào chiều hôm nay, thì tôi đã mua sẵn cho mình 3 vỉ thuốc ngủ để tự tử. Tôi đã quá mệt mỏi, tuyệt vọng và chán chường với cuộc sống này. Tôi luôn cảm thấy có một điều gì đó luôn bất công với mình. Nhưng giờ đây tôi đã suy nghĩ khác. Có lẽ tôi không giàu có nhưng vẫn có một ngôi nhà để ở, để che nắng, che mưa. Tôi không được ăn sơn hào hải vị nhưng không đến nỗi phải nhịn đói. Tôi không xinh đẹp nhưng vẫn mừng thay vì mình còn lành lặn. Và một điều đặc biệt là tôi vẫn còn CÓ CHA MẸ luôn yêu thương, quan tâm và luôn bên tôi dù mọi người trên thế giới này có ghét bỏ, quay lưng đi với tôi. Tôi muốn hét lên rằng: TÔI YÊU SAO CUỘC ĐỜI NÀY QUÁ!
Tôi nhanh chóng đạp xe về nhà, nơi đó có cha mẹ tôi đang chờ cơm. Tôi đạp thật nhanh, đạp như chua từng đạp. Thường ngày tôi ghét chiếc xe cọc cạch và “cùi bắp”này lắm nhưng sao hôm nay tôi yêu quý nó biết bao. Cha mẹ ơi! Chờ con nhé, con đang về đây!
Bạn biết đấy, hài lòng hay không hài lòng với cuộc sống này đó là suy nghĩ và quyết định của chính bản thật bạn. Nhưng mong rằng các bạn hãy sống trọn vẹn từng ngày mà ta có được. Tin tôi đi, khi mọi thứ mà bạn xem thường ngày hôm nay đến khi nó mất rồi bạn mới biết nó quý giá và quan trọng biết nhường nào!

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Thất bại không có nghĩa là chấm hết!

Ai sống trên đời cũng mong muốn mình luôn luôn thành công trong mọi việc, nhưng đời không như mơ, ai cũng có lúc thất bại nhục nhã, ê trề! Có lúc tôi tưởng chừng như cả thế giới quay lại với tôi: bạn bè, gia đình, những người thân yêu của tôi. Đó là khi tôi bị trượt đại học.
Bạn biết không? Tôi đã từng học chuyên ba năm với những thành tích đáng nể: Đạt giải ba học sinh giỏi cấp tỉnh, giải nhất học sinh giỏi cấp quốc gia môn Địa nhưng phải chăng vì sự chủ quan của mình mà tôi đã đánh mất cơ hội bước vào cánh cửa đại học. Chính vì sự tự kiêu không đáng có mà tôi đã phải chấp nhận thất bại đầu đời của mình đó là không đỗ đại học.
Tôi đã từng là niềm hi vọng của gia đình, dòng họ nhưng giờ đây tôi đã làm họ thất vọng. Nỗi ân hận, sự dạy vò đã xâm chiếm lấy tâm hồn bé nhỏ ngây thơ của cô thiếu nữ 18 tuổi. Tôi đã khóc, khóc rất nhiều bởi dư luận xã hội, bởi sự soi mói của mọi người, Bố không quan tâm tôi, mẹ cũng lắc đầu chán nản.Tôi không dám bước chân ra khỏi nhà để đối mặt với mọi người. Tôi sợ. Lúc này chỉ còn mình tôi lạc lõng giữa đêm tối không người chia sẻ an ủi.

Nhưng chính vào lúc này tôi nhận ra một điều: mình phải tự cứu sống lấy chính bản thân mình, giúp mình thoát khỏi thất bại. Tôi kìm nén nước mắt, quên đi nỗi đau của cuộc đời mình để bước ra ánh sáng. Đó chính là thứ ánh sáng của hi vọng ước mơ hoài bão của bản thân. Tôi đã nguyện vọng sang trường khác, không phải trường mà tôi từng mơ ước.
 
Đây chính là thời điểm tôi khát khao, hi vọng cháy bỏng bởi nếu quyết tâm, thành công sẽ ở trong tầm tay bạn. Đối với những con người luôn cháy hết mình với hoài bão của mình thì không gì là không thể. Niềm tin sẽ thôi thúc bạn phấn đấu dù có khó khăn vì tuổi trẻ luôn tràn đầy sức sống.
 
Thất bại đó không thể đánh gục bản năng muốn được làm, cống hiến của bạn mà nó chỉ là thành công bị trì hoãn mà thôi. Bạn đừng bao giờ nói mình muốn gục ngã trước số phận khi bạn chưa cố gắng hết sức.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS