Bên trong sòng bạc đẹp nhất thế giới

De Monte Carlo là sòng bạc xa xỉ và nổi tiếng nhất tại Monaco. Tòa nhà được thiết kế công phu và lộng lẫy, từng được lấy làm bối cảnh cho loạt phim “James Bond”.

Bên trong sòng bạc De Monte Carlo, quay phim, chụp ảnh bị cấm tuyệt đối. Nhưng mới đây, phóng viên ảnh của Reuters, Eric Gaillard, đã được phép tới tham quan và ghi lại hình ảnh của sòng bạc nổi tiếng này trong vòng 3 ngày.

Anh chia sẻ trên trang blog của Reuters: “Tôi bị choáng ngợp bởi lối thiết kế siêu xa xỉ tại đây, và được chào đón bởi âm thanh hoạt động của máy hút bụi khi người phục vụ lau dọn bàn đánh bạc. Tại đây, không một hạt bụi hay bất cứ vật thể ngoại lai nào có thể làm ảnh hưởng tới kết quả của ván bài”.


Sòng bạc De Monte Carlo theo phong cách kiến trúc Belle Epoque (Thời kỳ tươi đẹp), là tâm điểm của vương quốc Monaco thuộc vùng dọc bờ Địa Trung Hải miền đông nam nước Pháp



Mở cửa vào năm 1863, sòng bạc này được cho là đã cứu Grimaldi khỏi nguy cơ phá sản.



Ngay bên trái sòng bạc là Café de Paris, quán cà phê nổi tiếng tại khu vực này.



Bên phải là Hôtel de Paris Monte-Carlo, khách sạn xa xỉ mở cửa cùng thời với De Monte Carlo. Đây được coi là khách sạn đẹp nhất tại Monaco.



Mở cửa từ 2 giờ chiều, De Monte Carlo là nơi ra vào của hàng loạt siêu xe Ferraris, Bentleys và Rolls-Royces. Đây là người đứng đầu khu vực đỗ xe kiêm gác cửa Roland Ceccotti. Ông đã làm việc tại sòng bạc này 25 năm.



Đây là Sabine Lorand tại bàn tiếp tân. Cô đã làm việc tại đây 10 năm, với nhiệm vụ bán vé vào cửa giá 10 euro (14 USD)/người.



Người phục vụ Eric Bezzo - đã làm việc tại sòng bạc này hơn 20 năm, chuyên chăm sóc những khách hàng chơi bài baccarat.



Những người diện quần sóc và dép lê không được phép vào cửa. Sau 8 giờ tối, tại các phòng bạc riêng, các quý ông phải mặc áo khoác thể thao.



Sòng bạc De Monte Carlo là bối cảnh của loạt phim James Bond từ lâu. Lối kiến trúc theo kiểu mỹ thuật (Beaux-Arts) lấy cảm hứng từ sòng bạc được tiểu thuyết gia Ian Fleming mô tả trong cuốn Bond đầu tiên của mình "Casino Royale".



Sòng bạc thuê 7 thợ thủ công, bao gồm thợ gỗ, chuyên gia thêu thảm, phụ trách làm và sửa chữa các bàn đánh bạc.



Monte Carlo xuất hiện trong phim James Bond “Never Say Never Again” và “GoldenEye”.



Chantal Duhomme đã làm việc tại sòng bạc 25 năm, phụ trách vệ sinh các máy chơi bạc. Phía sau sự xa hoa lộng lẫy và đẹp đẽ tại đây là hàng trăm nhân công làm việc mỗi ngày.



Quản lý phòng đánh bạc Eric Ferrus, đã làm việc tại đây 25 năm, chuyên giám sát tất cả nhân viên trong phòng.



Hầu hết các phòng tại sòng bạc đều mở cửa cho mọi du khách, nhưng một số phòng riêng chỉ dành cho khách cao cấp. Đây là Serge Campailla, làm việc tại sòng bạc 22 năm, chuyên giám sát việc ra vào phòng đánh bạc riêng.



Bảng hiệu bên ngoài phòng đánh bạc Salle Medecin chỉ rõ số tiền đặt tối thiểu. Trong khi sòng bạc này đem lại nguồn thu lớn cho Monaco, công dân vương quốc này bị cấm đánh bạc tại đây.



Nơi đổi tiền đánh bạc.



Sòng bạc này có 36.000 bộ bài được giữ trong phòng bảo quản ở 20 độ C.



Mỗi phòng đánh bạc đều được treo tranh, tượng điêu khắc. Thậm chí quầy bar cũng được bài trí đầy nghệ thuật.



Tại De Monte Carlo có nhiều trò bạc theo kiểu Mỹ và châu Âu, bao gồm rulet, blackjack và xúc xắc. Giống như những nơi khác, tại đây có hàng loạt máy đánh bạc.

Phóng to
Ngoài các phòng đánh bạc, ở đây còn có rạp chiếu phim và nhà hàng.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

0 nhận xét:

Đăng nhận xét